Top 10 xu hướng phát triển của CNTT tại Châu Á Thái Bình Dương

Mỗi năm, lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT) có xu hướng thay đổi và phát triển, cùng với sự  gắn kết ngày càng chặt chẽ giữa các quốc gia tại Châu Á Thái Bình Dương, điều này thể hiện sự  sẵn sàng đón nhận các sản phẩm và giải pháp công nghệ mới của khu vực này.

Chi phí cho CNTT đang thu hẹp lại bởi công nghệ điện toán đám mây và các dịch vụ điện toán hỗn hợp. Ngày càng có nhiều công ty am hiểu khách hàng đang đổ xô vào thị trường Châu Á Thái Bình Dương để phục vụ cho nhu cầu của Internet, điện thoại thông minh, và các phương tiện truyền thông xã hội. Các dự án mã nguồn mở đang tạo ra nguồn cảm hứng mới. Các khách hàng và  chính phủ đang tìm cách để giảm bớt lượng khí carbon mà họ phải tiêu tốn bởi các trung tâm dữ liệu và hệ thống máy chủ trên mặt đất.

CNTT đang thay đổi từng ngày ở Châu Á Thái Bình Dương khi các giám đốc công nghệ, các doanh nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các cơ quan nhà nước đã biết đến cuộc cách mạng đang hình thành nên một ngành công nghiệp. Và các công ty CNTT đang nắm bắt lấy thời cơ này”- Ông Jim Fagan, phó chủ tich kiêm giám đốc điều hành Rackspace Châu Á Thái Bình Dương phát biểu.

Ngài Fagan phát biểu thêm: “Tín hiệu vui trong lĩnh vực CNTT ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương là một điều rất đặc biệt và những tín hiệu này đã biến Châu Á Thái Bình Dương trở thành thị trường để sản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực CNTT tại chỗ;  và “ Chúng tôi nhận ra tiềm năng của khu vực này ngay khi mở trung tâm dữ liệu đầu tiên tại Fo Tan, Hồng Kông năm 2008. Kể từ đó, chúng tôi đã cam kết cung cấp cho tất cả khách hàng những thỏa thuận cung cấp dịch vụ tốt nhất, hỗ trợ, hướng dẫn về chuyên môn và công nghệ nhằm đáp ứng nhu cầu CNTT ngày càng cao.”

Để kỷ niệm năm thứ 4 đặt chân đến thị trường Châu Á Thái Bình Dương, Rackspace Châu Á Thái Bình Dương một lần nữa công bố danh sách xu hướng phát triển của CNTT tại Châu Á Thái Bình Dương:

Top 10 xu hướng CNTT tại Châu Á Thái Bình Dương

1. Công nghệ Đám mây: Phát triển cao nhất từ trước tới nay-Không có giới hạn cho sự phát triển ở lĩnh vực CNTT. Từ Thái Lan đến Trung Quốc, Hồng Kông đến Úc, chính quyền địa phương và các doanh nghiệp đều hiểu lợi ích của công nghệ đám mây.

2. Doanh nghiệp sử dụng Đám mây: Doanh nghiệp lớn dám làm – Các doanh nghiệp ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương và trên khắp thế giới đang cân nhắc về công nghệ đám mây như một biện pháp thay thế cho các máy chủ chuyên dụng. Tập đoàn Nghiên cứu thị trường Gartner cho biết trong năm nay “dự kiến doanh nghiệp chi tiêu cho các dịch vụ đám mây công cộng sẽ tăng từ 91 tỷ USD trên toàn thế giới trong năm 2011 đến $ 109 tỷ USD vào năm 2012. Đến năm 2016, doanh nghiệp chi tiêu công cộng cho dịch vụ đám mây sẽ đạt mức 207 tỷ đồng. “

3. Hybrid: cú Chạm vào Tương lai, sự Thúc giục của Quá khứ – Hybrid là một giải pháp CNTT kết hợp sự tin cậy của các máy chủ chuyên dụng với khả năng mở rộng của Đám mây. Sự kết hợp hoàn hảo này vẫn đang được thúc đẩy tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương.

4. Đám mây mở: Chia sẻ sự chăm sóc với khác hàng– Đang có một sự cạnh tranh giữa công nghệ nguồn mở và các ứng dụng, điều này giúp khơi dậy tinh thần kinh doanh, tạo ra những môi trường kinh doanh mới và đảm bảo người sử dụng dịch vụ Đám mây sẽ được miễn phí từ nhà cung cấp.

5. Úc: Mở rộng tầm ảnh hưởng-Là một nền kinh tế lớn, đủ sức duy trì sự lớn mạnh của các trung tâm dữ liệu và rất nhiều thành công trong lĩnh vực CNTT đã có trước đây, quốc gia này đang tiến tới trở thành đầu mối sáng tạo của mảng kỹ thuật số và trở thành cửa ngõ của các mảng CNTT khác.

6. Sự mở rộng của ngành CNTT: Dấu ấn tại Hồng Kông và Châu Á Thái Bình Dương – Cho dù ở Hồng Kông, Singapore, Úc, hoặc các vùng khác của Châu Á Thái Bình Dương, càng ngày càng nhiều công ty mở các trung tâm dữ liệu và tạo ra dấu ấn của họ trong khu vực,  giống như họ đang tìm kiếm những “miếng bánh ngon”trong chiếc bánh CNTT tại khu vực.

7. Điện thoại thông minh/Máy tính bảng: Mang tới thiết bị của riêng bạn-Với việc gia tăng số người sử dụng và việc dễ dàng truy cập vào Internet, các thiết bị di động cầm tay giúp cải thiện tốc độ dịch vụ đám mây,cũng như phổ biến sự liên kết trong Thương mại điện tử giữa các nước châu Á, bao gồm cả Ấn Độ và Trung Quốc.

Theo networksasia.net