Apple, Android hay Windows, nền tảng nào đang thống lĩnh thị trường?

Vẫn còn nhiều tranh luận về nền tảng không dây được yêu thích nhất của các lập trình viên. Mỗi nền tảng đều có điểm mạnh và điểm yếu riêng. Có một số tiêu chí mà những người viết ứng dụng cần phải lưu ý khi chọn ra một nền tảng phù hợp với ứng dụng mà họ viết.

smartphone1 Apple, Android hay Windows, nền tảng nào đang thống lĩnh thị trường?

Có một số diễn biến sau đây có thể xảy ra trong thị trường phát triển ứng dụng không dây:

* Các ứng dụng sẽ trở nên ngày một thông minh và có tính gắn kết hơn. Ứng dụng sẽ tích hợp các dịch vụ khác nhau thành một, mang đến cho người dùng sự đơn giản hóa trong khi tương tác.

* Sẽ có một sự thay đổi trong cách tiếp cận thị trường khi các công ty chạy đua nhau để trở thành người đầu tiên tung ra các ứng dụng chạy trên các nền tảng khác nhau và tạo ra một ngành công nghiệp sáng tạo nhất với những ứng dụng chất lượng cao.

* Trong một thị trường có đến hàng chục triệu lựa chọn thì sẽ rất khó khăn cho các nhà phát triển ứng dụng để thu hút và duy trì sự quan tâm của khách hàng đối với những ứng dụng mà họ tạo ra. Các nhà phát triển ứng dụng hay các công ty sẽ tồn tại được nếu biết tập trung đổi mới và tạo ra những ứng dụng hữu ích để giải quyết một nhu cầu cụ thể.

Sự lựa chọn thứ hạng giữa các nền tảng trên sẽ còn là một câu chuyện dài. Trong một thời gian ngắn, có những nền tảng trước đây được ưa chuộng rộng rãi nay đã không còn chiếm thế thượng phong và ngược lại. Trong khi xu hướng hiện nay tập trung vào mã nguồn mở, thì nhiều người vẫn còn trung thành với nền tảng của riêng họ. Nhìn chung có thể xếp loại các tên tuổi như sau:

  1. Dẫn đầu là Apple iOS và Android
  2. Theo sau là BB10 Tizen và Windows Phone 8.
  3. Cuối cùng là Symbian, RTOS+Java

Chất lượng của sản phẩm và sự thành công trong việc đưa sản phẩm ra thị trường là những nhân tố sẽ quyết định thứ hạng trên thị trường của sản phẩm. Thị trường cho các thiết bị trên nền tảng Android và Apple là rất lớn và đang có một cuộc ganh đua trong việc phát triển những ứng dụng, tính năng và chức năng mới dựa trên 2 nền tảng này. Một nhân tố mới nổi trong cuộc cạnh tranh giữa các nền tảng là Microsoft với sản phẩm Windows 8 và Windows Phone 8.

Thực chất những nhà phát triển ứng dụng sẽ cân nhắc yếu tố hàng đầu là chi phí để phát triển ứng dụng của họ trên mỗi nền tảng. Ngoài ra là ý nghĩa của ứng dụng viết trên mỗi nền tảng với sự phát triển của cộng đồng, và những lợi ích khác chẳng hạn như  sự dễ dàng khi sử dụng và tính linh hoạt. Apple/iOS dường như đang dẫn ưu thế về tổng thể nhưng Android lại là số 1 xét về doanh số và số lượng bán các thiết bị cầm tay.

Tuy nhiên từ quan điểm của nhà phát triển thì việc đưa các ứng dụng được viết trên nền tảng Android đến gần hơn với khách hàng sẽ khó khăn hơn so với các ứng dụng trên nền tảng Apple/iOS. Lý do bởi việc phát triển các ứng dụng trên nền tảng Android đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về các loại thiết bị khác nhau cũng như phải suy tính xem nên phát triển ứng dụng nào cho hợp lý nhất. Ngoài ra còn có những chi phí phát sinh cho việc bảo trì các ứng dụng.

Điều rõ ràng là các nền tảng được sử dụng rộng rãi nhất ngày nay đều có những điểm mạnh và yếu riêng trong mắt người dùng, các nhà phát triển ứng dụng và các nhà khai thác mạng di động (MNO). Quan trọng là họ phải xác định được cái nào phù hợp với nhu cầu hiện tại của mình.

Apple iOS: Apple đã vươn lên vị trí thống lĩnh thị trường và trở thành một chuẩn mực của thị trường. Đối với người dùng thì tính thân thiện, đơn giản dễ sử dụng cùng rất nhiều ứng dụng được viết trên nền iOS chính là lý do họ chọn các thiết bị của Apple. Đối với những nhà phát triển ứng dụng thì Apple mang đến cho họ một thị trường khổng lồ, một lượng khách hàng rất lớn sẵn sàng trả tiền cho các ứng dụng, ngoài ra còn phải kể đến những công cụ phát triển ứng dụng tuyệt vời cùng cơ hội phát triển liên tục mà chi phí lại thấp.

Trong khi các nhà khai thác mạng di động (MNO) nhận được một phần lớn doanh thu của họ từ sự phổ biến của iPhone và khả năng cung cấp các gói dữ liệu, thì cũng có một số thách thức được đặt ra với họ, đó là mất đi các ứng dụng của riêng họ và doanh thu về mặt nội dung trên các thiết bị di động, cùng với đó là chi phí cao cho việc sử dụng dữ liệu bởi cách thanh toán trực tiếp giữa người sử dụng với Apple thông qua Apple ID.

Android: Android vẫn theo sau Apple nhưng nó vẫn luôn là một nền tảng hoàn hảo nhất cho game, doanh số bán sản phẩm kể cả phần cứng và phần mềm trên nền tảng Android vẫn chiếm vị trí số 1. Với sự hỗ trợ khách hàng trong việc mua ứng dụng đã giúp thúc đẩy doanh thu của các ứng dụng trên nền Android. Android cũng đã đưa HTML5 trở thành nền tảng ứng dụng mở và đem trình duyệt Chrome 4.1 bản đầy đủ vào Android, điều này sẽ giúp hấp dẫn những nhà phát triển ứng dụng hơn nữa.

Việc lấy các ứng dụng của Google Play trên Android xem ra đơn giản hơn so với trên Apple/iOS. Apple có thể cho rằng quá trình kiểm duyệt của họ nghiêm ngặt hơn cả của Google nhưng các nhà phát triển ứng dụng hiểu rằng vấn đề ở chỗ nếu sản phẩm của họ không tốt thì khách hàng sẽ không quay lại mua lần nữa.

Windows 8 & Windows Phone 8: Microsoft nổi tiếng đi đầu với các sản phẩm máy tính để bàn và laptop nhưng vẫn luôn là người theo sau trên thị trường điện thoại thông minh. Nhưng giờ đây bạn có thể thấy Microsoft đang tiến về phía trước với một tầm nhìn mới tập trung vào các sản phẩm như máy tính để bàn, laptop, điện thoại di động, TV và chiến lược điện toán đám mây.

Với Windows 8 và Windows Phone 8, Microsoft đã đón nhận những công nghệ phổ biến, cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng một cách thuận tiện dựa trên các các form factors (ví dụ: sử dụng bản C & C + + cùng với SQLite, DirectX, NT Kernel phổ biến, Xbox Live, Metro UI, Office). Điều này đã giúp lấp đầy khoảng trống còn tồn tại trong việc quản lý thiết bị, giúp các nhà phát triển ứng dụng tạo ra nền tảng ứng dụng (PC, Xbox, điện thoại .v.v.) Microsoft đang tạo ra một môi trường hấp dẫn với khả năng tái sử dụng cao. Nhìn về tương lai, Windows Intune (dịch vụ quản lý máy tính và bảo vệ của Microsoft) kết hợp với Gói dịch vụ Quản lý cấu hình Hệ thống Trung tâm 2012 (SP) 1, sẽ cho phép các quản trị viên quản lý thiết bị Windows RT và Windows Phone 8.

Với sự sáng tạo không ngừng của công nghệ, chúng ta hoàn toàn có thể mong chờ vào những sản phẩm với giá thành rẻ hơn; các loại thiết bị sử dụng chung một nền tảng bao gồm cả TV; những dịch vụ tìm kiếm và dịch vụ mạng xã hội và chắc chắn là sẽ có ngày càng nhiều ứng dụng hơn nữa.

Với những phân tích trên, bạn có thể đưa ra sự lựa chọn nền tảng nào là tốt nhất trong mắt bạn. Nhưng dĩ nhiên thứ bậc sẽ còn có sự thay đổi do sự cạnh tranh, đó là một điều tốt, bởi sự cạnh tranh sẽ thúc đẩy sự sáng tạo và tất cả chúng ta đều có lợi từ sự cạnh tranh giữa các nền tảng ứng dụng ngày nay.

Theo mobipro.vn