Lời nhắn từ doanh nghiệp bán lẻ: “Chúng tôi cần công nghệ thông tin để bứt phá mạnh mẽ hơn nữa”.
Bán lẻ Việt Nam 2014- “dậy sóng” thâu tóm, khởi sắc đầu tư
Ảnh nguồn Internet
Ngày 3/10, tập đoàn Vingroup nối tiếp chuỗi thâu tóm đầy ngoạn mục của ngành bán lẻ trong năm nay bằng sự kiện mua lại 70% cổ phần của Ocean Retail. Ocean Retail hiện đang quản lý 9 siêu thị Ocean Mart và 4 cửa hàng bán lẻ tiện ích Ocean Mart Express.
Tháng 8/2014 vừa qua, thương vụ Berli Jucker (BJC – Thái Lan) mua lại Metro Cash & Carry Việt Nam khiến thị trường bán lẻ trong nước “dậy sóng”. Tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của Metro Cash & Carry Việt Nam trị giá 655 triệu euro bao gồm 19 trung tâm phân phối và các bất động sản có liên quan, BJC mang tham vọng “nâng tầm” trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh ở khu vực Đông Nam Á.
Hình ảnh nguồn tạp chí Doanh nhân
Theo kết quả điều tra do công ty tư vấn A.T.Kearney công bố cuối năm 2013, ngành bán lẻ Việt Nam có mức tăng trưởng cao nhất châu Á- đạt 23 %. Hai “ông trùm” kinh tế của khu vực là Ấn Độ và Trung Quốc chỉ dành được định mức 18,8% và 13%. Hiện nay, các tên tuổi bán lẻ lớn trong nước vẫn đang hoạt động khá mạnh mẽ và hiệu quả. Có thể kể đến như Saigon CO.OP, BigC, Nguyễn Kim, Maximark, Citimart… Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, cả nước có khoảng 700 siêu thị và 125 trung tâm thương mại. Nhiều khả năng, quy hoạch đến năm 2020, lượng siêu thị sẽ tăng lên con số 1.300 và trung tâm thương mại là 180.
“Đặt” công nghệ trong quầy hàng bán lẻ- Doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh
Phần lớn các thương hiệu bán lẻ trong năm 2014 đánh giá tiềm năng Việt Nam tương đương với Hồng Kông, Singapore, thậm chí cao hơn cả Indonesia và Malaysia. Các thành phố Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng thuộc top 10 thị trường bán lẻ sôi động nhất khu vực châu Á, trong khi đó khu vực nông thôn chiếm tới 70% dân số vẫn chưa được khai thác. Tất cả tạo nên cơ hội nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho khối doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay. Tăng khả năng quản lý nội bộ, tích hợp tiện ích để kết nối và giữ chân khách hàng, tạo kho dữ liệu nhằm thúc đẩy sáng kiến phát triển thị trường là những trọng tâm mà doanh nghiệp Việt “muốn” công nghệ thông tin mang tới lúc này.
Việt Nam giữ vị trí thứ 2 trong số 10 thị trường hàng đầu cho các nhà bán lẻ Châu Á- Hình ảnh nguồn tạp chí Doanh nhân
Trong thời đại số như hiện nay, thông tin là giá trị hiện hữu mà bất cứ đơn vị kinh doanh nào cũng cần tận dụng một cách tối đa để tăng lợi nhuận. Chỉ riêng khả năng tối ưu việc “giao tiếp” giữa các khía cạnh quản lý nội bộ như phân loại hàng hóa, giá cả ( giá sản phẩm, khuyến mãi ), các chi nhánh bán hàng và cách phân phối về từng khu vực đã là những điều “trong tầm tay” mà hệ thống phần mềm có thể mang tới cho doanh nghiệp. Bên cạnh lợi ích mang tính lâu dài, các phần mềm chuyên nghiệp cũng giúp từng đơn vị tăng tính tương tác với khách hàng của mình một cách hiệu quả. Việc quản lý thông tin người dùng, xử lý chuyên nghiệp chính sách cộng thêm cho từng khách hàng cá nhân là cách tốt nhất để doanh nghiệp thu hút lợi nhuận bền vững. Đây là điều các thị trường lớn của Thế Giới đã làm tốt và để lại khoảng cách khá xa so với Việt Nam hiện nay.
“Ẩn số” phần mềm phục vụ nhu cầu ngành bán lẻ?
Công nghệ thông tin Việt Nam vẫn còn “bỏ ngỏ” đối với các lĩnh vực kinh doanh như bán lẻ hoặc giáo dục, y tế… Trên Thế Giới, những phần mềm phục vụ phân mục như trên là không ít. Tuy nhiên, điều mà doanh nghiệp Việt thật sự cần và “muốn” hiện nay là giải pháp công nghệ phù hợp đặc thù kinh doanh trong nước. Nếu như cách đây vài năm, “bài toán” công nghệ chỉ là câu hỏi gây chú ý nhưng chưa được quan tâm thì nay, nó trở thành định hướng mà nhiều nhà quản lý lựa chọn nhằm tăng khả năng cạnh tranh, tích kiệm chi phí và tối ưu hóa nguồn lực.
Ảnh nguồn Internet
Như một nhà phân tích đã bình luận: “Khi khách hàng không bị giới hạn về cách thức mua bán như hiện nay, trực tuyến hay truyền thống đều trở thành những nơi cạnh tranh khốc liệt. Chúng ta không cần trực tuyến hóa mọi định hướng phát triển, nhưng phải nắm bắt “đủ” để không bị tụt hậu và vuột mất nguồn lợi nhuận mà công nghệ và kinh doanh mang lại”.
Tuy nhiên, để có được hệ thống các công nghệ mang tính ứng dụng cao như nhu cầu hiện nay, cần tới đội ngũ nhân lực IT có năng lực, chuyên nghiệp và thật sự nhạy bén với thị trường. Các đơn vị IT không thể “tay không bắt giặc” với những tư duy kém thích ứng guồng phát triển chung của thị trường. Cách thức nhiều doanh nghiệp công nghệ lựa chọn thời điểm hiện tại là tìm tới mô hình đào tạo mang tính chuyên môn hóa cao, tập trung vào thực tế làm việc và nhu cầu tuyển dụng của thị trường.
Có thể kể đến trong số đó là Hanoi- Aptech, với bề dày gần 15 năm giảng dạy và cung cấp nhân lực IT. Đối với chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế ACCP, giáo trình biên soạn được tổng hòa từ kiến thức chuyên môn và nhu cầu của hơn 600 công ty phần mềm lớn trên toàn cầu. Các công nghệ như .NET (MicroSoft) và J2EE (Sun Microsystems), hỗ trợ Tiếng Anh công nghệ thông tin chuyên nghiệp giúp học viên Hanoi- Aptech trở thành “thương hiệu” nhân sự có uy tín cao trong cộng đồng doanh nghiệp tuyển dụng.
Đặc biệt, hiện nay, nhằm mang tới cơ hội rộng mở hơn cho giới trẻ đam mê lĩnh vực công nghệ, Hanoi- Aptech đang dành tặng chương trình ưu đãi hết sức đặc biệt tới các Tân học viên Khóa lập trình viên Quốc tế ACCP. Theo đó, ngay khi đăng ký học tại Hanoi- Aptech, các bạn sẽ có cơ hội nhận được:
– Ưu đãi trị giá 10.000.000đ (Khi đóng trọn gói khóa 2 năm).
– Ưu đãi trị giá 5.000.000đ (Khi đóng phí theo năm)
– Ưu đãi trị giá 2.000.000đ (Khi đóng phí theo kì)
Mọi thông tin chi tiết và đăng kí tham dự chương trình, mời xem tại Khóa Lập trình viên Quốc tế Hanoi- Aptech.
Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hanoi – Aptech
19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội – 043 5637511
Dương Linh
Số liệu báo cáo theo nguồn Bộ Công Thương, Tạp chí Doanh nhân