Internet không “kỳ diệu” như những gì chúng ta tưởng!

Các nước phát triển đang gặp phải vấn đề lão hóa. Khi một lớp thế hệ đến tuổi nghỉ hưu, kích thước của lực lượng lao động ở nhiều nơi bị trì trệ và thu nhỏ. Vì vậy, việc tạo ra tăng trưởng kinh tế đòi hỏi phải có một sự cải thiện rất lớn trong năng suất.

Xu hướng này gần đây đã không được khuyến khích. Chỉ số năng suất lao động tại khu vực đồng euro (eurozone) chỉ tăng 13% kể từ năm 1995, và chỉ đạt mức tăng 3% kể từ năm 2005. Sự phục hồi kinh tế của Anh đã được đánh dấu bằng một “vấn đề nan giải”, trong đó vấn đề việc làm đã được cải thiện tốt hơn so với GDP.

Ở phía kia Đại Tây Dương, tăng trưởng năng suất của Mỹ cũng rất chậm chạp. Một lưu ý từ Công ty Smithers & Co, một công ty nghiên cứu, cho thấy GDP theo từng giờ lao động chỉ tăng mức 0,3% mỗi năm kể từ năm 2010, thấp hơn nhiều so với tỷ lệ tăng 1,5% trong vòng 20 năm trước đó.

Hiệu suất lao động kém đi này có thể liên quan đến cấu trúc của lực lượng lao động. Dhaval Joshi, thuộc Công ty nghiên cứu BCA, chỉ ra rằng ở Anh, khoảng 360.000 việc làm trong lĩnh vực tư nhân đã được tạo ra trong 4 năm đầu tiên kể từ bắt đầu quá trình phục hổi, chiếm khoảng 40% tổng số việc làm đã được tạo ra. Ngược lại, trong giai đoạn phục hồi khủng hoảng của những năm 1990, lĩnh vực tư nhân chỉ đóng góp một phần rất nhỏ bé.

Các công việc tư nhân có thời gian làm việc dài hơn khoảng 6% so với các nhân viên khác, nhưng thu nhập trung bình mỗi giờ của họ lại ít hơn một nửa so với những người lao động bình thường. Đây có thể là một chỉ số đè năng lên hiệu suất lao động.

Giá trị thực tế của lĩnh vực tư nhân có thể sẽ rất tốt nếu như họ có thể tạo ra các doanh nghiệp sơ khai kiểu Apple hay Google trong tương lai. Tuy nhiên, những con số không cho thấy điều này. Giữa khoảng thời gian từ năm 2008-2012, đã có khoảng 66.000 người Anh tạo ra các doanh nghiệp mới có thuê nhân viên, và tăng khoảng 431.000 doanh nghiệp một nhân viên.

Hiệu suất lao động của con người ngày càng giảm giá trị do sự phát triển của máy móc, thiết bị, đặc biệt là internet.
Hiệu suất lao động của con người ngày càng giảm giá trị do sự phát triển của máy móc, thiết bị, đặc biệt là internet.

Các ngành công nghiệp có nhiều lao động tự do nhất tập trung vào công nghệ thông tin, dịch vụ hỗ trợ thông tin liên lạc và số liệu khảo sát cho thấy các nhân viên cũ trong các lĩnh vực như công nghệ, truyền thông và báo chí đã trở thành các dịch giả tự do. Bằng cách đó, họ bị giảm thu nhập nhưng vẫn có thể làm việc chăm chỉ, cày cuốc để tìm kiếm khách hàng và các dự án mới.

Vai trò của công nghệ trong việc nâng cao năng suất là một đề tài thảo luận sôi nổi. Trong một bài viết gây tranh cãi hồi năm ngoái, Robert Gordon của Đại học Northwestern cho rằng tác động của Internet nhỏ hơn nhiều so với sự đổi mới hệ thống điện hoặc ống nước ở trong nhà. Ông cho rằng sự tiến bộ kinh tế trong vòng 250 năm qua có thể chỉ là một khoảng thời gian đơn lẻ trong lịch sử nhân loại.

Có vẻ là khá sớm khi tuyên bố thời đại đổi mới tính toán và cuộc cách mạng công nghệ bắt đầu từ một thế kỷ nay đã chấm dứt. Nhưng có vẻ cũng không có được một sự tương quan giữa những kỳ vọng ban đầu, mà đã được đánh dấu bằng đợt bong bóng dotcom từ cuối những năm 1990, và sự tăng trưởng đáng thất vọng của các nền kinh tế phát triển kể từ giai đoạn đó.

Tất nhiên, internet đã có một tác động rất lớn. Nó đã làm thay đổi hoàn toàn một số ngành công nghiệp bán lẻ, âm nhạc và xuất bản,… chủ yếu bằng cách phá hủy mô hình kinh doanh cũ. Người tiêu dùng được hưởng lợi với những sản phẩm giá rẻ.

Đối với người lao động, Internet đã làm họ cảm thấy tự do hơn. Chỉ cần vào một quán cà phê địa phương, bật máy tính, và bạn có thể quan sát tất cả những cách pha cà phê yêu thích nhất trên chiếc máy tính của mình. Nhưng cũng vì lẽ ấy, các nhân viên toàn thời gian hiện nay mong muốn sẽ được ở lại văn phòng lâu hơn giờ làm việc trong ngày, kể cả trong những ngày nghỉ. Thậm chí, chỉ cần dùng khoảng thời gian đó để tán gẫu trên mạng hoặc tìm kiếm thông tin thôi, đối với họ cũng là đủ để đền bù cho sự suy giảm lương bổng và cân bằng giữa công việc và cuộc sống.

Cuộc sống của các công nhân trong một nhà máy bông thế kỷ 19 ở Anh không hề dễ dàng. Nhưng những gì mà các nhà máy đã làm là nhóm các công nhân với nhau, cho phép họ tổ chức lại sản xuất và cuối cùng là cải thiện điều kiện sống. Internet, có vẻ như đã làm điều ngược lại, làm giảm năng suất của lực lượng lao động. Bằng cách trao nhiều quyền kiểm soát hơn cho chủ sở hữu, điều đó giải thích vì sao nền kinh tế Anh lại có thể tạo ra được mức thăng dư cao gần bằng GDP nước Mỹ trong năm 1945.

Về lý thuyết, một doanh nghiệp có lợi nhuận có thể đầu tư nhiều hơn để nâng cao năng suất lao động, do đó tiếp tục tạo tăng trưởng GDP. Một vài hoàn cảnh, các chính sách tiền tệ sẽ giúp đạt được điều này. Bằng cách buộc phải giảm chi phí vốn, các doanh nghiệp sẽ được khuyến khích đầu tư mạnh mẽ hơn. Tuy vậy, các công ty vẫn chưa thực sự tìm kiếm được một phần “món hời” mà họ có thể. Họ cần phải làm vậy, để có thể phát triển đủ nhanh để trả tiền cho sự bùng nổ số dân đến tuổi nghỉ hưu.

Dương Linh
( Theo Infonet )