Bàn phím QWERTY đã trở nên quá quen thuộc với chúng ta và phổ biến trên hầu hết các thiết bị công nghệ từ điện thoại thông minh, máy tính bảng cho đến máy tính cá nhân.
Nhưng liệu có bao nhiêu người biết nguồn gốc thực sự của chuẩn bàn phím này là xuất phát từ đâu? Tại sao các chữ cái trên bàn phím không giống như thứ tự trong bảng chữ cái?
Hầu hết chúng ta được dạy trong lịch sử rằng người đàn ông đầu tiên đã phát minh ra bàn phím QWERTY là Christopher Scholes. Nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy không phải như vậy.
Theo Wikipedia, bàn phím QWERTY được nhà phát minh ra máy đánh chữ hiện đại đầu tiên, Christopher Sholes, một nhà biên tập viên sống ở Milwaukee nghĩ ra vào thập niên 1860.
Ban đầu, các ký tự trên máy đánh chữ ông sáng chế ra được xếp theo thứ tự an-pha-bê, đặt trên ở phía cuối của thanh kim loại để đập vào giấy khi phím đó được nhấn. Tuy nhiên, khi người gõ máy chữ đã học cách đánh nhanh thì những thanh nối với các ký tự nằm gần nhau trên bàn phím trở nên vướng vào nhau, buộc người gõ phải dùng tay gỡ các thanh gõ ra, và thường xuyên để lại dấu trên văn bản.
Một nhà kinh doanh làm chung với Sholes, James Densmore, đã đề nghị tách rời các phím ký tự thường dùng ra để tăng tốc độ đánh máy bằng cách sáng chế ra những cặp thanh gõ thường dùng khỏi đập vào trục cùng lúc và dính lại với nhau.
Bằng sáng chế số 207.559. Sự xuất hiện đầu tiên của bàn phím QWERTY
Hiệu quả của sự việc sắp xếp lại ký tự lên tốc độ gõ như thế nào vẫn còn là vấn đề tranh cãi. Một vài nguồn xác nhận một cách sai lầm rằng bàn phím QWERTY được thiết kế ra để làm chậm tốc độ gõ lại để tránh kẹt. Những nguồn khác khẳng định rằng việc sắp xếp lại như vậy có hiệu quả khi tách rời những chuỗi ký tự thông thường trong tiếng Anh.
Lịch sử lật lại
Sholes & Glidden thử nghiệm máy đánh chữ vào khoảng năm 1873
Tuy nhiên, trang tin Huffingtonpost mới đây đã dẫn lời một câu chuyện trên trang blog Smithsonian, qua đó cung cấp một số bằng chứng được phát hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Kyoto, Nhật Bản cho thấy rằng, trên thực tế, bàn phím QWERTY không phải được phát minh bởi Christopher Sholes đầu tiên, ông này chỉ có vai trò là “người đầu tiên nộp bằng sáng chế với một chiếc máy đánh chữ có cách bố trí hợp lý của bàn phím QWERTY”.
Thay vào đó, nguồn gốc thực sự của chuẩn bàn phím phổ biến mà chúng ta sử dụng hiện nay được hình thành theo thời gian khi các nhà khai thác điện báo từ hơn 150 năm trước sử dụng máy đánh chữ để dịch mã Morse. Bởi yêu cầu công việc này đòi hỏi người dịch mã phải ghi lại đoạn dịch thật nhanh nên cách bố trí các phím chữ luôn được cải tiến để phím không bị kẹt vì gõ quá nhanh mà vẫn đạt được tốc độ yêu cầu.
Những tranh cãi về nguồn gốc bàn phím QWERTY đến ngày hôm nay dường như đã được làm sáng tỏ. Bài học từ câu chuyện này về QWERTY cho thấy một công nghệ có thể ra đời từ bao lâu đi chăng nữa nhưng nếu nó được nghiên cứu kỹ lưỡng và hữu ích thì sẽ vẫn luôn được ưa chuộng.
Và quan trọng hơn, sự phát triển của thiết kế của QWERTY không phải là vô tình hay ngớ ngẩn mà đó là sự phức tạp, “tiến hóa” và hợp lý cho các nhà khai thác Morse. Có lẽ QWERTY đã là đủ và sẽ luôn luôn được sử dụng một cách hiệu quả. Nhưng nếu không, làm thế nào để một thiết kế mới có thể phát triển?