C # – Truyền dữ liệu giữa các Form

Câu hỏi được đặt ra là làm thế nào để truyền dữ liệu giữa các form trong C# nhưng không quá rõ ràng , mà nó cũng không quá khó khăn . Bí quyết nằm ở các lớp, các đối tượng Window Form và các hành vi của một lớp .NET.

Truyền dữ liệu giữa các Window Form rất quan trọng khi làm ví dụ với các hộp thoại . Hoặc đơn giản chỉ là hệ thống đầu vào của nhiều cửa sổ. Trong bài viết này sẽ là 3 cách cơ bản để truyền dữ liệu giữa các Form.

Để đơn giản, chúng ta sẽ truyền một thông điệp dạng text từ một form A sang form B. Form A sẽ có một textbox để nhập thông điệp và một button để gọi form B. Form B sẽ có 1 label để nhận thông điệp.

1. Dùng Contructor

Mọi thứ trong C# đều là class, kể cả Form. Mà class thì luôn có hàm khởi tạo (Contructor). Ta sẽ lợi dụng điều này để truyền tham số vào Form qua Contructor.

Form2 :
Code

    public partial class Form2 : Form
    {
        private string _message;
        public Form2()
        {
            InitializeComponent();
        }
        public Form2(string Message): this()
        {
            _message = Message;
            lblReceived.Text = _message;
        }
    }

Tiếp theo cài đặt trên Form1 :
Code

    public partial class Form1 : Form
    {
        public Form1()
        {
            InitializeComponent();
        }
        private void cmdSend_Click(object sender, EventArgs e)
        {
            Form2 Child = new Form2(txtValue.Text);
            Child.Show();
        }
    }

Khi nhấn nút Send trên Form1, thông điệp trong textbox sẽ được truyền vào tham số của hàm khởi tạo Form2. Nhờ vậy, thông điệp được truyền vào biến _message của Form2.
2. Dùng Properties

Một cách khác để truyền dữ liệu giữa 2 Form là dùng Properties. Trong Form2, ta sẽ khai báo một thuộc tính để lưu giữ thông điệp nhận từ Form1. Khi gọi Form2, Form1 sẽ gán thông điệp trực tiếp vào thuộc tính này.
Form2 :
Code

    public partial class Form2 : Form
    {
        private string _message;
        public Form2()
        {
            InitializeComponent();
        }
        public string Message
        {
            get { return _message; }
            set { _message = value; }
        }
        private void Form2_Load(object sender, EventArgs e)
        {
            lblReceived.Text = _message;
        }
    }

Form1 :
Code

    public partial class Form1 : Form
    {
        public Form1()
        {
            InitializeComponent();
        }
        private void cmdSend_Click(object sender, EventArgs e)
        {
            Form2 Child = new Form2();
            Child.Message = txtValue.Text;
            Child.Show();
        }
    }

3. Dùng Delegate

Delegate là một khái niệm khá thú vị và mạnh mẽ trong C#. Nó có rất nhiều ứng dụng và truyền dữ liệu giữa các Form là một trong những ứng dụng đó. Nếu bạn đã từng học qua C++ thì bạn sẽ thấy Delegate cũng tương tự như con trỏ hàm trong C++.

Để thực hiện, trong Form2 ta sẽ khai báo một Delegate có nhiệm vụ nhận vào một tham số và không trả về giá trị. Đồng thời tạo một hàm để lấy tham số của Delegate. Và trong Form1, ta sẽ gọi Delegate này với tham số truyền vào là một chuỗi thông điệp cần gửi.
Form2 :
Code

    public partial class Form2 : Form
    {
        //Khai báo delegate
        public delegate void SendMessage(string Message);
        public SendMessage Sender;    public Form2()
        {
            InitializeComponent();
            //Tạo con trỏ tới hàm GetMessage
            Sender = new SendMessage(GetMessage);
        }    //Hàm có nhiệm vụ lấy tham số truyền vào
        private void GetMessage(string Message)
        {
            lblReceived.Text = Message;
        }
    }

Form1 :
Code

    public partial class Form1 : Form
    {
        public Form1()
        {
            InitializeComponent();
        }
        private void cmdSend_Click(object sender, EventArgs e)
        {
            Form2 Child = new Form2();      //Tạo Form2
            Child.Sender(txtValue.Text);    //Gọi delegate
            Child.Show();
        }
    }

Trên đây là 3 phương pháp đơn giản nhất để truyền dữ liệu giữa các Form. Hy vọng các bạn sẽ vận dụng tốt các phương pháp này trong chương trình của mình.