Nếu bạn đã từng trên Internet, bạn có thể đã từng rơi vào một trong rất nhiều trò đùa trên mạng. Thực tế, những lời đồn này đã tồn tại cùng với Internet . Ví dụ, năm 2007, một email hứa hẹn giàu nhanh chóng và một bản sao của Windows 98, sự nhã nhặn của Bill Gates, đã làm ngập các hòm thư trên toàn thế giới…
Một vài năm sau đó, Al Gore đã gây ra một lỗi lớn nhất trong suốt cuộc tranh cử chủ tịch của mình khi ông tuyên bố rằng chính ông đã sáng tạo ra Internet. Thực tế, Gore khẳng định rằng: “tôi đã đi đầu trong việc tạo ra Internet” trong một cuộc phỏng vấn với CNN. Trong khi đó thực sự là một tuyên bố gây chú ý, nhưng thực ra, Al Gore không hề tuyên bố mình đã tự phát minh hay triển khai mạng kết nối tuần cầu mà ông chỉ muốn nhấn mạnh tầm ảnh hưởng và vai trò của mình về mặt pháp lý đã giúp đưa Internet đến với người sử dụng.
Rõ ràng, sự phát triển bùng nổ của Internet đã tạo ra những sự hiểu lầm, những chuyện bịa đặt và những lời đồn. Và giờ đây, nó là một trong những trang phổ biến, Facebook, bắt đầu sôi nổi với những lời đồn. Với hơn 250 triệu người dùng, rất bình thường nếu những lời hư cấu trên Facebook bắt đầu hình thành. Dưới đây là 5 lời đồn nổi tiếng trên Facebook, bắt đầu từ một ai đó và có thể khiến rất nhiều người buồn nếu như đó là sự thật.
5. Facebook đang tiến hành kiếm tiền từ các dịch vụ
Chúng ta đã từng nghe và biết được không có thứ gì là miễn phí cả. Vì vậy, rất bình thường nếu mọi người nghi ngờ Facebook bắt đầu thu tiền cho các dịch vụ của họ. Những lời đồn như thế này có vẻ hợp lý khi bạn cân nhắc về những lý lẽ mà Farhad Manjoo, nhà báo của tờ Slate đã đăng tải thông tin trên vào năm 2008. Manjoo chỉ ra rằng nếu 5% người dùng Facebook đồng ý trả 5 đô 1 tháng cho dịch vụ này, Facebook có thể thu được hàng trăm triệu đô một năm chỉ với phí từ các thành viên.
May mắn thay, công ty này hiện nay vẫn chưa có kế hoạch thu tiền cho các dịch vụ của mình. Theo cuộc phỏng vấn của Business Week với giám đốc điều hành Facebook, ông Sheryl Sandberg, Facbook vẫn đang kinh doanh có lãi và lợi nhuận đang ngày càng tăng lên nhanh chóng chỉ dựa vào sức mạnh quảng cáo của công ty. Vì vậy, rất khó để nói về tương lai và khẳng định được mô hình kinh doanh của Facebook sẽ như thể nào. Thế nên, những người yêu thích Facebook vẫn có thể giữ tiền của mình trong ví mỗi lần đăng nhập và thoải mái sử dụng các dịch vụ của Facebook.
4. Người sáng lập Facebook đã ăn trộm ý tưởng để thành lập trang web này
Mark Zuckerberg, người sáng lập và cũng là tổng giám đốc của Facebook, đã được Forbes Magazine thông báo là tỷ phú trẻ nhất khi mới ở tuổi 24. Tuy nhiên, trước khi sáng tạo ra Facebook, Zuckerberg đã đi code thuê cho một số người bạn ở trường Harvard để lập ra trang web mang tên Harvard Connection. Trang web này được thiết kế để kết nối thông tin nội bộ sinh viên với nhau, gần giống với Facbook. Phần cuối của câu chuyện phụ thuộc vào bạn sẽ hỏi ai. Những sinh viên thuộc mạng kết nối Harvard cho rằng Zuckerberg đã cố tình bỏ bê công việc để tạo lập riêng cho mình một trang web tương tự. Mặt khác, họ nhận định rằng ý tưởng về Facebook của anh ta rất giống với Facemash của Harvard, trang web trước đó của anh ta. Facemash sử dụng rất đơn giản khi chỉ kết nối những sinh viên của trường Harvard với nhau, cho phép họ so sánh, bình luận các bức ảnh của nhau. Sự thành công nhanh chóng của trang web này đã giúp Zuckerberg nảy sinh ý nghĩ kết nối bạn bè và người thân quen trực tuyesn. Từ đó, Zuckerberg nói rằng anh cảm thấy rất thú vị với mạng xã hội tại thời điểm đó và ý tưởng Facebook cũng bắt nguồn từ công việc cũ của anh ta.
Vậy, câu chuyện thực sự là gì? Sau một cuộc chiến dài giữa Zuckerberg và người sáng lập của Harvard Connection (giờ được gọi là ConnectU), vụ việc đã phải nhờ đến tòa án giải quyết. Theo một thông báo của luật sư bào chữa cho bên Harvard Connection, Facebook đã đồng ý trả 61 triệu đô tiền mặt và cổ phiếu để kết thúc vụ việc. Đó là một khoản tiền lớn, nhưng vẫn không hề hấn gì so với thu nhập của Facebook một ngày, điều này giải thích tại sao lại có lời đồn tiếp theo, được liệt kê vào danh sách.
3. Công ty X đang chuẩn bị mua lại Facebook
Đối với nhiều người, một tỷ đô có thể là món tiền lớn, nhưng đối với tổng giám đốc của Facebook, Mark Zuckerberg, số tiền này vẫn không là gì. Sau 2 năm điều hành Facebook, Zuckerberg đã bắt đầu đàm phán với Yahoo!, bàn về việc bán lại công ty. Đối thủ của Facebook, MySpace đã bán lại với giá 580 đô chỉ sau 1 năm hoạt động và có nhiều người dùng hơn Facebook tại thời điểm đó. Vì vậy, Yahoo! đã đưa ra đề nghị trị giá 1 tỷ đô để mua lại trang Web này. Tuy nhiên, Zuckerberg lại nghĩ khác. Anh muốn giữ nguyên quyền điều hành công ty và tự mình điều hành công ty.
Điều này lại hóa là một bước đi chính xác của Zuckerberg, chỉ 1 năm sau đó, Microsoft đã định giá Facebook 15 tỷ đô. Cứ cho là như vậy, Microsoft có lý do riêng khi trả định giá trang web này cao đến vậy, đặc biệt nó có thể đảm bảo rằng không một đối thủ cạnh tranh nào có thể mua lại Facebook với giá đó. Mặc dù vậy, định giá vào đầu năm 2009 về Facebook đã đạt con số gần 4 tỷ đô, cao hơn rất nhiều so với 1 tỷ đô mà Yahoo đã đưa ra. Tuy vậy, lời đồn về việc mua lại công ty đã chấm dứt từ đó cho tới nay. Trong một cuộc phỏng vấn với thời báo Time, Zuckerberg đã khẳng định rằng bán Facebook không phải là mục tiêu chính của công ty. Thay vào đó, anh ta cho rằng Facebook đang rất bận trong công việc tìm kiếm cách tốt nhất để mọi người có thể kết nối trực tuyến với nhau.
2. Facebook làm mất đi các kỹ năng xã hội của bạn
Không thể phủ nhận rằng Facebook giúp việc kết nối với bạn bè và người thân ở xa dễ dàng hơn, nhưng sự tiện dụng này có thể tốn rất nhiều. Nhà tâm lý học Himanshu Tyagi, thuộc West London Mental Health Trust cảnh báo rằng do mạng xã hội khiến việc giao tiếp trở nên quá dễ dàng, mọi người có thể ảnh hưởng tới thế giới thực tại. Giới trẻ, những người lớn lên cùng với sự phát triển của Internet, đăc biệt nguy hiểm bởi họ chỉ coi trọng đến đời sống ảo mà quên đi giao tiếp mặt đối mặt ở đời thường.
Nhà tâm lý học Aric Sigman thậm chí còn đi xa hơn khi nói rằng chính bởi Facebook đã khiến mọi người trở nên sống cô lập hơn và sức khỏe của họ đã bị ảnh hưởng. Bằng các chỉ ra nghiên cứu làm dẫn chứng cho việc mức độ của gen và hormone của cơ thể con người phản ứng thế nào tới giao tiếp cá nhân, tiến sĩ Sigman tranh luận rằng sự cô lập đẩy cơ thể con người vào nguy hiểm khi nó sẽ phải đối mặt với rất nhiều loại bệnh như bệnh tim, đột quỵ và thậm chí là ung thư.
May mắn đối với những người sử dụng Facebook khi không phải ai cũng nghĩ rằng trang web này đang biến thế giới này trở nên khổ đau. Một nghiên cứu bởi trường đại học Cambridge về người dùng Facebook cho thấy trang web là một công cụ hữu ích để giữ các mối quan hệ mà nếu không có Facebook, nó có thể bị mất. Hơn nữa, những người tham gia vào nghiên cứu nhận ra rằng trang web là nơi lý tưởng để có cách nhìn mới và thú vị hơn về bạn bè và người thân, cũng như họ cảm thấy rằng trang web cung cấp cho họ nhiều lựa chọn khác nhau để có thể giao tiếp với mọi người.
1. Facebook đang chuẩn bị bán các bức ảnh của bạn
Trong khi việc đăng tải ảnh lên Facebook chưa bao giờ là một ý tưởng hay, trừ phi bạn không quan tâm tới ai sẽ nhìn các bức ảnh này (để biết thêm thông tin, hãy đọc bài: 10 điều bạn không nên chia sẻ trên mạng xã hội), bạn cũng không thể tưởng tượng rằng, kể cả khi bạn xóa tài khoản của mình, Facebook vẫn có thể sử dụng những bức ảnh này cho mục đích kinh doanh. Đây là điều ấn tượng tới mức đã làm thay đổi Terms of Service (TOS) của công ty.
Tin đồn về sự thay đổi này đã khiến người đứng đầu của Facebook, Mark Zuckerberg, phải nhấn mạnh vấn đề trên trang blog của công ty. Zuckerberg khẳng định rằng những thay đổi trên chỉ làm thay đổi cách hoạt động của Facebook, nghĩa là ngay cả khi người dùng xóa đi tài khoản cảu mình, nội dung có trong tài khoản đó vẫn có thể tồn tại trên trang của người dùng khác. Theo đó, Facebook cần chứng nhận để chia sẻ những hình ảnh này với các thành viên khác, nhưng chỉ khi người dùng quyết định thông qua cài đặt tài khoản cá nhân. Quan trọng hơn, Zuckerberg cho rằng Facebook không có ý đồ bán những bức ảnh của người dùng với bất kì một lý do nào.
(Theo Quantrimang)