Tội phạm mạng bị chi phối bởi các băng nhóm có tổ chức

Tội phạm trực tuyến ngày nay chủ yếu là có tổ chức, và điều này tác động lên mọi hình thức hoạt động bất hợp pháp trên toàn cầu, theo nghiên cứu từ trường đại học London Metropolitan.

Theo dự đoán của bản nghiên cứu Tội phạm có tổ chức trong thời đại số, có 80% tội phạm mạng kết nối với các băng nhóm có tổ chức. Chủ yếu, những người này có độ tuổi còn trẻ cho đến trung niên có hiểu biết về kỹ thuật.

Gần đây, có khoảng 1/4 nhóm tội phạm mạng đã bắt đầu tìm hiểu sơ bộ về các loại hình tội phạm truyền thống như buôn bán người, mại dâm, ma túy và trộm cắp. Các tội phạm mạng trước đây thường thực hiện chiến dịch lừa đảo làm giá ở thị trường chứng khoán vào cuối thập niên 1990, nhưng “bước nhảy” thật sự của tội phạm mạng song hành cùng với sự phát triển của Internet. Bọn tội phạm có tổ chức nhanh chóng khai thác khả năng đánh cắp và thực hiện hành vi gian lận, và cuối cùng đã "công nghiệp hóa" việc này với sự xuất hiện của các mạng máy tính ma (botnet) vào khoảng năm 2006.

Hoạt động tội phạm có tổ chức hiện đã chuyển từ khía cạnh mới nổi là tội phạm trên mạng sang hình thức trung tâm của tội phạm kỹ thuật số. Báo cáo chỉ ra rằng ngày càng có nhiều hoạt động tội phạm xuất hiện trên thế giới trực tuyến.

Theo dữ liệu nghiên cứu, tội phạm số được xem là kỷ nguyên mới nhất của hoạt động tội phạm có tổ chức. Tội phạm số đã thành công khi thực hiện mua bán ma túy trên toàn cầu vào thập niên 1970, đây là thời gian tăng mạnh của thị trường chợ đen sau chiến tranh thế giới thứ 2 và việc cấm gian lận cờ bạc và buôn bán rượu phi pháp vào những năm 1920 ở Mỹ.

Một điều ngạc nhiên, nghiên cứu này không cung cấp nhiều thông tin về khu vực nào là nơi bắt nguồn của tội phạm trực tuyến. Và một sự bất cân đối về số lượng phát triển phần mềm độc hại xảy ra ở một số quốc gia như Nga và các vệ tinh thuộc khối Liên Xô cũ, Trung Quốc, từ đó bọn tội phạm vận dụng những phần mềm độc hại để thâm nhập gần như ở khắp nơi.

Việc thâm nhập tài liệu của các nhóm tội phạm Đông Âu vào Tây Âu có thể cho thấy văn hóa tội phạm trực tuyến thường phản ánh tội phạm ngoại tuyến của một quốc gia đó. Theo chuyên gia, để giải quyết vấn đề tội phạm số thì cần bỏ dần các mô hình tội phạm truyền thống và nên nắm bắt thông tin mới về cách tội phạm có tổ chức hoạt động như thế nào trong bối cảnh thế giới số.

Với sự gia tăng kinh tế số ngày càng nhiều thì sẽ không thể tránh khỏi việc số lượng tội phạm số có tổ chức gia tăng theo, tuy nhiên điều này không phải là không có cách để giải quyết vấn đề. Kết quả của cuộc nghiên cứu này có được sau khi phân tích 7.000 nguồn tài liệu, bao gồm tài liệu công khai, riêng tư, nghiên cứu, cũng như phân tích các mô hình nhân khẩu học và mô hình tổ chức, hoặc thông tin đến từ những nguồn chưa xác định rõ.

Theo PC World VN.