Grigory Perelman (hay Grisha) – nhà toán học Nga sống ẩn dật dành được sự công nhận quốc tế sau khi anh khẳng định đã giải quyết được “giả thuyết Poincaré” – một trong 7 giả thuyết của thiên nhiên kỷ. Sự trở về Saint Petersburg dường như anh ta đã biến mất khỏi cuộc sống cộng đồng. Hôm 1/7/2010 anh tuyên bố từ chối nhận giải thưởng trị giá 1 triệu US$ do viện toán học Clay trao tặng cho công trình đó.
“Tôi đã từ chối” – hãng thông tấn Nga Interfax đưa tin và thuật lại lời của Perelman –“Bạn biết đấy tôi có khá nhiều lý do cho việc nhận cũng như từ chối nó. Đó là lý do tại sao tôi đã để lâu như vậy mới quyết định ”.
Chủ tịch viện toán học Clay James Carlson kể rằng ông đã nói chuyện qua điện thoại với TS Perelman. “Ông ấy vẫn như thường lệ, rất nhã nhặn, nhưng cũng rất cương quyết với quyết định của mình.” – J.Carlson nói.
Bài toán –giả thuyết lấy tên của một nhà toán học vĩ đại người Pháp-Henri Poincaré –làm điên đầu các nhà toán học trong suốt một thế kỷ. Giả thuyết phát biểu rằng bất cứ đa tạp 3 chiều nào không có “lỗ hổng” thì đều “tương đương” với “quả cầu 3 chiều”.
Năm 2003 tiến sỹ Perelman cho đăng tải một loạt bài trên Internet khẳng định mình đã chứng minh được giả thuyết Poincaré và một bài toán sâu hơn của Thurston (Đại học Cornell), dựa trên các công trình của nhà toán học thuộc ĐH Columbia –Richard Hamilton.
Sau chuyến đi trình bày tại Hoa Kỳ – chuyến đi mà khi đó ông từ chối mọi cuộc phỏng vấn báo chí – tiến sỹ Perelman trở về Nga, để mặc cho cộng đồng toán học thế giới chắp các kết quả và kiểm nghiệm xem liệu ông ta đúng là đã giải quyết được giả thuyết Poincaré hay chưa?
Một cuộc chạy đua và chạy tiếp sức đã diễn ra trên toàn thế giới để cắt nghĩa cũng như kiểm nghiệm lại các kết quả của tiến sỹ Perelman.Trong khi đó tiến sỹ Perelman rời vị trí của ông – nghiên cứu viên của Viện toán học Steklov – chuyển về sống với mẹ đẻ và cắt hết mọi liên lạc với thế giới bên ngoài.
Sau khi đã kiểm định hơn một nghìn trang bản thảo dày đặc kỹ thuật gửi xuất bản, một sự thật đã được xác nhận – tiến sỹ Perelman đã giải quyết được giả thuyết đó. Năm 2006, Đại hội toán học thế giới tổ chức tại Madrid đã trao tặng ông giải thưởng Fields – giải thưởng danh giá nhất trong toán học. Tiến sỹ Perelman – người có một “tiền sử từ chối các giải thưởng” đã không đến dự lễ trao giải thưởng.
Đến tháng 3/2010 khi viện toán hoc Clay công bố rằng tiến sỹ Perelman đã được trao giải thưởng, thì nhiều người đã nghi ngờ việc ông nhận nó. Tháng 6/2010 một hội thảo 3 ngày được tổ chức tại Paris nhằm kỷ niệm chứng minh giả thuyết Poincaré đã diễn ra mà không có tiến sỹ Perelman.
Tiến sỹ Perelman nói rằng TS Hamilton đã có những đóng góp xứng đáng – Interfax thuật lại. "Nói tóm lại đó là lý do chính mà tôi bất đồng với cộng đồng toán học. Tôi không chấp nhận quyết định của họ; Tôi cho rằng nó không công bằng.”
Viện Clay thông báo rằng vào mùa thu này Viện sẽ công bố việc sử dụng số tiền giải thưởng này thế nào.
http://www.nytimes.com/2010/07/02/science/02math.html?_r=1&src=mv&ref=science
(Theo Nytimes)