Hầu hết các thiết bị điện thoại đều chứa những thành phần hóa học kim loại nặng và ít nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe con người.
Kết quả chấm điểm mức độ độc hại (điểm càng lớn càng độc hại).
Một chiếc smartphone được cấu tạo từ rất nhiều loại vật liệu hóa học khác nhau. Và liệu chúng có thể gây hại tới sức khỏe con người hay không. iFixit và HealthyStuff.org đã tiến hành một nghiên cứu thử nghiệm thành phần hóa học của 36 mẫu điện thoại khác nhau, bao gồm cả iPhone 5 của Apple.
Kết quả bài kiểm tra cho thấy, chỉ có 6 mẫu smartphone chứa ít hoá chất độc hại gồm: Motorola Citrus, iPhone 4S, LG Remarq, Samsung Captivate, iPhone 5 và Samsung Evergreen. Trong khi đó, có khoảng 24 mẫu điện thoại có thành phần hoá học độc hại ở mức trung bình, nổi bật là iPhone 4, iPhone 3G, Galaxy S III, HTC Evo 4G, Motorola Droid X và BlackBerry Bold 9000. 6 mẫu smartphone chứa nhiều chất độc hại còn lại đều là những model cũ như iPhone thế hệ đầu, Palm m125, Motorola MOTO W233 Renew, Nokia N95, BlackBerry Storm 9530 và Palm Treo 750.
Các smartphone đời sau có mức độ độc hại thấp hơn so với các thế hệ trước.
Tính chất độc hại của một số loại hóa chất thậm chí đã đầu độc các công nhân trên dây chuyền lắp ráp, nơi sử dụng hóa chất n-hexane để làm sạch kính trong khi lắp ráp thiết bị. Nghiên cứu chỉ ra rằng các mẫu điện thoại mới có chứa ít hóa chất độc hại hơn so với các model trước đó. iPhone 5 được đánh giá là chiếc điện thoại khá thân thiện với môi trường khi chứa thành phần hóa học độc hại như clo, chì và thủy ngân nhưng ở mức chấp nhận được.
Chỉ số mức độ độc hại trên iPhone 5 là tương đối tốt.
Theo iFixit, mỗi năm có 130 triệu điện thoại di động được đem ra bãi rác nhưng chỉ 8% số đó được tái chế đúng cách. Phần còn lại được xử lý cẩu thả nằm ở các bãi rác hoặc lò đốt và kim loại nặng do đó bị rò rỉ vào nước ngầm hoặc vào không khí. Vấn đề các chất gây ô nhiễm trên là nguyên nhân gây ra một số bệnh hiểm nghèo liên quan đến tuyến giáp, gan, và các bệnh miễn dịch.