So sánh Apple iCloud với Google’s cloud thế nào?

Apple và Google đang thống trị trường điện thoại thông minh và thiết bị di động thế giới,cả ha iđều đang tiến mạnh một cách nhanh chóng vào các đám mây. Sau khi Apple đã ghi nhận rằng những đám mây như là tương lai của máy tính và cuối cùng thì tuần này họ đã  cho phép iPads và iPhone sẽ được cài đặt,sao lưumà không bị phụ thuộcvàomột máy tính chạy iTunes.Tuy nhiên nhiều người hâm mộ Google lưu ý một cách tinh tế  rằng Apple đã không mang đếnrất nhiều tính năng mới cho iCloud.

Sự thật là Apple dường như khá muộn mằn trong các nỗ lực biến các đám mây làm trung tâm của thế giới số. Vì chẳng gì thì điện toán đám mây đã đóng một vai trò ngày càng tăng trong ngành công nghiệp công nghệ caotừnhiều năm.

Apple có đặc điểm là họ thường lấy một ý niệm chung nào đó, ghép nó vào cái lõi của họ mà họ cho là quan trọng với người dùng, chuyển giao các tính năng này tới người dùng một cách mờ nhạt và khổ ải. 

Tiếp cận của Google dựa trên nền tảng Web
 
Khái niệm về điện toán đám mây của Google dựa phần lớn trên nền tảng Web, như trong hầu hết các sáng kiến ​​của mình. Điều này đem lại cho Google một số lợi thế khác biệt. Lợi thế đầu tiên là bất kỳ thiết bị nào vớimột trình duyệt Web và kết nối Internet đều có thể truy cập vào phần lớn các dịch vụ của Google: chẳng hạn GMail cùng các tính năng quản lý trong đó, Google Calendar và Google Docs, nơi bạn có thể xem, chỉnh sửa và cộng tác trên tài liệu văn phòng kiểu MS-Office. Ví dụ hệ thốngcủa Google cũng cho phép bạn mua và đọc sách điện tử, hay nghe nhạc không bản quyền của bạn (một khi nó được tải lên). Số lượng tuyệt đối của các dịch vụ mà Google cung cấp là đáng kinh ngạc.

Mặc dù nhiều ứng dụng có thể trực tiếp tương tác vớicác dữ liệu của bạn lưu trữ trên Google, các dịch vụ luôn được thiết kế để truy cập web đơn giản. Google thực hiện điều này rất rõ khi nó tạo ra Chrome – trình duyệt cho phép họ tránh được sự ngăn cản truy nhập tới các mảng dịch vụ của Google từ phía các đối thủ khác. Về cơ bản, Google đã đưa khái niệm đám mây trên nền web hơn nữa với Chrome OS và "Chromebooks" sắp tới không có các ứng dụng địa phương chạy trên đó, cho thấy là một hề điều hành không gì khác là một trình duyệt.

Một trong các ưu thế: là bạn truy cập vàodữ liệu của bạn không phụ thuộc bạn đang dùng thiết bị đầu cuối nào. Bạn có thể chạy các ứng dụng Docs trên điện thoại Android  hoặc Galaxy Tab của bạn, nhưng bạn cũng có thể truy cập tài liệu lưu trữ trong tài khoản Google Docs của bạn bằng cách sử dụng Quick Office trên iPad của bạn hoặc Firefox chạy trên một máy tính ở thư viện địa phương.
 
Cách tiếp cận này không chỉ có Google sử dụng. Amazon đã thực hiện một chiến thuật tương tự với Kindle và dịch vụ âm nhạc của riêng của mình. Người ta có thể  truy cập Dropbox bằng cách sử dụng trang web công tycủa họ, hoặc từ phần mềm cài đặt trên một PC hoặc Mac cũng như thông qua các ứng dụng dành riêng cho điện thoại di động, hoặc với phần mềm văn phòng di động của bên thứ ba – được sử dụng cho các mục đích khác, nhưng vẫn lưu các tài liệu trong Dropbox của bạn.

Applelà chủ đạo! (chocác ứng dụngcủa mình)
 
Cách tiếp cận với iCloud của Apple là hoàn toàn khác, bởi lẽ nó lấy ứng dụng làm trung tâm. Khi cần  đến việc đồng bộ hoá của thông tin cá nhân cơ bản của bạn, các ứng dụng tham gia vào việc đồng bộ này có thể là các ứng dụng trên nền IOS- Danh bạ, lịch, máy ảnh, iTunes, iBooks, App Store – Mac ứng dụng như Address Book, iCal iPhoto và iTunes, hoặc Windows ứng dụng như Outlook, các thư mục hình ảnh và một lần nữa lại là iTunes.
 
Trong khi đồng bộ hóa thông tin chính như địa chỉ liên lạc và lịch biểu về cơ bản là không  khác nhau – bạn có thể đồng bộ các thông tin từ Google cho Mac  và các ứng dụng IOS  như bạn  làm cho Android và Windows. Chỉ có cách làm việc với các tài liệu hay dữ liệu cụ thể mới cho thấy sự khác biệt trong cách tiếp cận của Apple..
 
Tính năng đồng bộ tài liệu của iCloud không được thiết kế để sử dụng các nguồn công cộng như trên Web. Thay vào đó, Apple cung cấp cho các nhà phát triển một loạt các hàm thư viện API mà họ có thể nhúng vào các ứng dụng của họ. Kết quả là: các tài liệu và các dữ liệu được tạo ra trong một ứng dụng  phần lớn là gắn với ứng dụng đó mà thôi.

Một mặt, bạn sẽ có được sự  kiểm soát tốt hơn các tài liệu của bạn. Vì rằng một tập tin luôn gắn liền với ứng dụng đã tạo ra nó, nhưng bạn sẽ cần cả một loạt các ựng dụng khác nữa chẳng hạn như để soạn nó mà không phân biệt bạn truy nhập nó từ đâu.

Ứng dụng iWork của Apple là một ví dụ tốt cho điều được mô tả ở trên chẳng hạn như việc định dạng, tạo ảnh, lưu chuyển giữa các slide thuyết trình và tính năng spread sheet sẽ lưu chuyển từ thiết bị này sang  thiết bị  khác. Các kết quả tìm kiếm, chơi, tính toán và in là như nhau dù bạn ở bất cứ đâu. Bạn không còn phải lo lắng về việt mất định dạng khi chuyển từ các ứng dụng Office đến các trang Web hay đến  một ứng dụng di động và ngược lại. Điều đó cho phép rất nhiều tính năng của các ứng dụng được áp dụng một cách phổ dụng.

Kể từ khi Apple cung cấp các hàm thư viện  APIliên quan tới việc lưu trữ iCloud và đồng bộ dữ liệu cho tất cả các nhà phát triển, nó sẽ cung cấp một kinh nghiệm làm việc ấn tượng cho mọi người trong việc sử dụng iPhone hay iPad hoặc đến máy Mac, PC và ngược lại (giả sử rằng các ứng dụng có tương ứng trên Mac/ Windows). Nó sẽ cho phép việc truy cập dữ liệu và tài liệu được trong suốt. Và với khả năng đồng bộ của iCloud trong đó, việc truy cập dữ liệu và tài liệu cũng trở nên đơn giản, không cần phải di chuyển một tập tin bằng cách sử dụng một số ứng dụng khác hoặc phải thông qua một giao diện Web -upload.

Mặt khác thì việc truy nhập tài liệu của bạn sẽ trở nên hạn chế hơn. Bạn cần có ứng dụng riêng trên mỗi thiết bị và bạn cần phải truy cập tài liệu được lưu trữ của bạn bằng cách sử dụng các giải pháp của Apple. Nói cách khác, đó là một hệ thống khép kín hơn.

Hai phương pháp tiếp cận, một mục tiêu
 
Điều thú vị là cả hai cách tiếp cận của Apple dựa trên ứng dụng iOS và của Google dựa trên Web đều hướng tới một mục đích: truy nhập tức thì tới các dữ liệu của bạn bất kỳ lúc nào bạn muốn và ở bất kỳ nơi nào.


Nhưng với Apple và Google những giá trị cốt lõi để định ra những gì được xem là quan trọng nhằm đạt được mục tiêu lại khác nhau cơ bản và vì thế cũng dẫn đến những kinh nghiệm khác nhau.

Apple  tập trung vào việc giữ các kinh nghiệm xem và làm việc với các tài liệu và dữ liệu không đổivới việc cung cấp truy cập  từmột tập hợp nhỏ hơn các giải pháp.

Google thì lại muốn làm cho tài liệu và dữ liệu của bạn có thể truy cập  được từ phạm vi nguồn rộng nhất có thể, với kỳ vọng rằng  những kinh nghiệm xử lý của bạn có thể thay đổi kinh nghiệm đó nhiều nhất là khi bạn chuyển từ thiết bị (ứng dụng) này qua thiết bị (ứng dụng)  khác.

Bạn có thể chỉ trích cả hai cách tiếp cận của Apple và Google  qua cách mà họ thực hiện đạt đượcnhững giá trị cốt lõi. Apple không giữ cho bạn trong một khu vườn có tường bao quanh. Google không cung cấp một trải nghiệm thông suốt và dễ dàng.
 Sự thật là họ không phải là hoàn toàn đúng hay sai. Chỉ đơn giản làhọ thể hiện những gì mà họ  tin tưởng là quan trọng nhất đối với người dùng, còn lại tùy thuộc vào sự lựa chọn của người sử dụng chọn cách tiếp cận đám mây nào mà họ thích. Điều đó sẽ rất khác nhau, tùy thuộc vào việc bạn làm việc với loại dữ liệu nào và bạn muốn làm việc với nó như thế nào. 

 

Có lẽ, người dùng iOS sẽ có một lợi thế: là họ không bị không giới hạn bởi iCloud. Tôi không có nghi ngờ rằng một số các ứng dụngIOS yêu thích của tôi, chẳng hạn như QuickOffice, sẽ áp dụng các APIiCloud của Apple. Điều đó sẽ không ngăn cản họ truy cập vào GoogleDocs, Dropbox hoặc dịch vụ đám mây khác. Nói cách khác, trong khi iCloud sẽ trở thành một lựa chọn cho iPad và iPhone của tôi, và tôi sẽ không giới hạn trong đó. Mặt khác, tôi sẽ không có quyền truy cập vào iCloud – hoặc một số giải pháp cơ bản khác dựa trên hệ điều hành MacOS X từ điện thoại Android của tôi, cho dù tôi có muốn có nó.


Trong mọi trường hợp thì cuộc thảo luận tuần này về việc ra mắt chính thức của iCloud cũng như  sự so sánh nó với các đám mây khác, thì nó cũng có vẻ như là đã chỉ ra sự bắt đầu của thời đại “hậu PC ”trong đódữ liệu của bạn sẽ trở thành yếu tố quan trọng và thiết bị chỉ còn là công cụ truy nhập.

Hai công ty dẫn đầu cách tiếp cận  mới này về về công nghệ tính toán là các ông lớn Google và Apple. Cả hai đều đã  tạo ra công nghệ di động có ảnh hưởng và nó quyết định phương thức mà ta lưu trữ, chia sẻ và làm việc với các dữ liệu cá nhân và chuyên nghiệp ngày càng tăng.

Có lẽ thuật ngữ “hậu PC”  là  đặc biệt chính xác, có pha một chút mỉa mai, cho rằng Microsoft đã bị tụt hạng xuống vai trò làm nền bởi những liên hệ ràng buộc với khuôn khổ tính toán truyền thống của họ bất chấp những nỗ lực của họ với tung ra hè này Windows Phone 7 và Office 365

Cũng có thể chúng ta lại xuất hiện ở một bãi đất mới cho một trận cầu mới

H.C (Theo Networksasia)