Hãng sản xuất lớn nhất thế giới Intel đã quyết định bắt tay với IBM để phát triển siêu máy tính thế hệ mới “SuperMUC” có thể đạt tới 3 PetaFlop (1 petaflop = 1 triệu tỉ phép tính mỗi giây).
Đây được coi là nỗ lực mới nhất của hãng sản xuất chip Intel trong cuộc đua siêu máy tính. Theo Intel, siêu máy tính mới sẽ được lắp đặt tại Trung tâm Leibniz Supercomputing Centre (Leibniz-Rechenzentrum LRZ) của Viện Khoa học và Nhân văn Bavarian.
SuperMUC sẽ là người kế thừa hệ thống "HLdRB II". Sản phẩm này đã hoạt động từ năm 2006. Siê u máy tính thế hệ mới được dự định sẽ đạt vị trí dẫn đầu trong số các siêu máy tính nhanh nhất thế giới khi chúng xuất hiện vào giữa năm 2012, với khả năng tính toán lên tới 3 PetaFlop, bộ nhớ duy trì 320 TB và dung lượng lưu trữ 12 PB. Hiện nay, siêu máy tính nhanh nhất thế giới đang thuộc về Tianhe-1A của Trung Quốc với khả năng tính toán là 2,5 PetaFlop.
SuperMUC sẽ bao gồm hơn 110.000 lõi xử lý và được phân phối thông qua các bộ xử lý Xeon của Intel. Sản phẩm cũng sẽ được trang bị công nghệ làm lạnh mới của Intel, các bộ phận hoạt động như bộ xử lý và bộ nhớ – nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C sẽ được làm mát trực tiếp bằng nước.
Công nghệ làm mát nhiệt độ cao bằng chất lỏng và mỗi phần mềm hệ thống cải tiến đều có khả năng làm tăng năng lượng tiêu thụ và tất cả tòa nhà LRZ sẽ được làm nóng bằng năng lượng này.
Các siêu máy tính của LRZ sẽ được sử dụng cho các mục đích nghiên cứu trong tất cả các lĩnh vực khoa học giống như mô phỏng sự tiến hóa của vũ trụ dưới ảnh hưởng của vật chất tối, mô hình hóa lòng đất,….
Chi phí đầu tư cho SuperMUC bao gồm chi phí vận hành và năng lượng trong 5-6 năm là khoảng 110USD và thêm 66 triệu USD để mở rộng tòa nhà LRZ.
Với siêu máy tính mới, công đồng các nhà nghiên cứu ở Đức và Châu Âu sẽ được hỗ trợ đắc lực để có thể đi đầu trong các cuộc cạnh tranh quốc tế, theo Martin Jetter- Chủ tịch hội đồng quản trị của IBM ở Đức khi nói về siêu máy tính thế hệ mới có