Nghề IT: Kẻ thắng người thua trong kỷ nguyên đám mây (Kỳ II)

Kỳ 1: Điện toán đám mây làm thay đổi nghề IT

 

The Enterprise Architect Gets Some Respect

Điện toán đám mây sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, và như thông lệ bất cứ sự thay đổi nào cũng sẽ khiến cho có người được và người mất. Dưới đây là những phân tích về vai trò của kẻ thắng, người thua và cả những người phải thay đổi trong kỷ nguyên đám mây. Tất nhiên, thắng thua ở đây muốn nói đến xu thế của nghề IT trong tương lai

 

 

Ảnh: Kiến trúc sư CNTT càng ngày càng có giá.

Những người giành chiến thắng lớn nhất:Kiến trúc sư CNTT cho  doanh nghiệp

Trong lĩnh vực IT, những ai đạt đến tầm cỡ một “Architect – Kiến trúc sư” luôn là những chuyên gia giàu kinh nghiệm và rất vững vàng về kiến thức, kỹ năng trong chuyên ngành của mình, đồng thời phải có khả năng phân tích, hoạch định về giải pháp.

Các nhà phân tích và các nhà cung cấp IT đều cho rằng đây chính là thời cơ vươn lên mạnh mẽ của một nghề vẫn được coi là khó hiểu cho nhiều công ty, và vốn cũng là cánh cửa hẹp cho mọi người –  Kiến trúc sư CNTT

Một công ty phải chịu trách nhiệm về sự phát tán của sự ảo hóa trong môi trường IT. Mark Egan, CIO của EMC Vmware cho biết “Để làm chủ được các kỹ thuật cần phải có một khả năng hàng đầu.”

Trong một tổ chức mà cơ sở hạ tầng IT ảo hóa một cách sâu sắc, trừu tượng hóa, và phân chia giữa bên trong và bên ngoài nền tảng đám mây khép kín, họ là cán bộ quan trọng nhất trong nghề IT.

Thiết kế hệ thống, cơ sở dữ liệu, mạng và những công việc khác là công việc điển hình của những kiến trúc sư. Công việc của họ  vừa mang tính khái quát sâu sắc nhưng cũng rất cụ thể. Chris Wolf, một nhà phân tích về vấn đề ảo hóa và đám mây của Gartner chia sẻ. “Đằng sau sự trừu tượng luôn có những nhu cầu chi tiết về quản lý tài nguyên và hiệu suất như là máy chủ vật lý” ông cho biết. “ Thay vì chỉ phải giải quyết với số lượng các biến số, bạn có thể phải xoay sở với cả một cụm máy chủ, trung tâm dữ liệu hoặc một tập hợp máy chủ nhỏ hơn. Trong cơ sở hạ tầng đám mây, bạn có thể cấp phát tài nguyên như là bộ nhớ hay chu kỳ của CPU hoặc băng thông hoặc I/O (Input/Output Vào/Ra) xuyên suốt toàn bộ tổ chức.

Trong cơ sở hạ tầng của đám mây, những mối quan hệ giữa các ứng dụng, mạng và máy chủ phức tạp hơn rất nhiều so với cơ sở hạ tầng truyền thống bởi có thêm quá nhiều kết nối, Rachel Dines – Nhà phân tích cơ sở hạ tầng của Forrester Research cho biết . Điều đó có nghĩa kiến trúc sư là nhân tố cần thiết.

Patrick Kuo – Nhà tư vấn độc lập đã giúp xây dựng Web và cơ sở hạ tầng máy chủ ảo ở Dow Jones, Tòa án tối cao U.S, và Defense Information Services Agency đưa ra nhận xét ở vị trí này: Thực tế chỉ ra rằng nhiều khi chúng ta tập trung vào những chi tiết quan trọng hơn là làm cho tổng thể hoạt động tốt. “Người ta thường  không nghĩ tới sự điều chỉnh hiệu suất của đám mây hoặc hệ thống ảo hóa”

Ông khuyên chúng ta rằng hãy bắt đầu với máy chủ và bộ xử lý phù hợp – đảm bảo rằng chúng có đủ năng lượng, bộ nhớ và bộ đệm và những kết nối mạng phải nhanh và đáng tin cậy – sau đó chia nhỏ những chức năng lớn và phân phối chúng thông qua cơ sở hạ tầng để tránh những tắc nghẽn do liên kết yếu của chuỗi tính toán, hoặc do sự tập trung quá nhiều khối lượng công việc vào một nơi, Kuo cho biết.

“Chúng ta có thể có được hiệu suất tốt hơn trong trường hợp với kiến trúc 4 tầng thay vì kiến trúc 3 tầng đặc thù, đặt lớp đệm lên trước, sau đó là máy chủ ứng dụng phụ trách hầu hết xử lý logic, tiếp đến là máy chủ Web và một cơ sở dữ liệu dùng để sao lưu lại chúng. Đó là thiết kế ứng dụng n – tầng, nhưng điều đó cần phải làm khác đi trong môi trường ảo ví như dịch vụ đám mây hoặc bạn sẽ bị nghẽn tại những nơi mà bạn không hề nghĩ rằng sẽ nảy sinh vấn đề” Kuo giải thích.

Người chiến thắng: Quản trị hệ thống

Cũng giống kiến trúc sư, quản trị hệ thống là nghề sẽ trải nghiệm thay đổi lớn nhất khi đám mây bao phủ trung tâm dữ liệu.

Kiến trúc sư có thể thiết kế và điều chỉnh cơ sở hạ tầng đám mây, nhưng quản trị hệ thống mới chính là người thực hiện chi tiết việc phân phối thông qua các máy chủ, máy chủ ảo và trung tâm dữ liệu, phân công chu kỳ CPU, bộ nhớ, kho lưu trữ và những tài nguyên khác để giữ được hiệu suất cao.

“Nếu không thay đổi mô tả công việc thì quản trị hệ thống không phát huy được tiềm năng với những ứng dụng và máy ảo trong nội tại đám mây không bị hạn chế. Bạn đang phung phí  tiềm năng và hiệu quả thu được từ nhân viên IT” Forester – nhà phân tích của Dines cho biết. “Bạn không thể lấy hầu hết mọi thứ ra khỏi cơ sở hạ tầng của đám mây nếu quản trị viên vẫn còn bị kẹt trong những cách thức làm việc cổ hủ.”

Ví dụ tại Vmware, phân phối nhân viên IT tới những đơn vị cá thể của doanh nghiệp dựa vào số lượng tài nguyên IT được sử dụng chứ không để tất cả làm việc trong trung tâm dữ liệu. Họ được xác định vị trí và chịu trách nhiệm trước quản lý IT trong đơn vị doanh nghiệp – khiến họ cảm nhận được coi như là một phần của đơn vị doanh nghiệp hơn là bộ phận  như hỗ trợ từ bên ngoài.

Người chiến thắng tiếp theo: Giám đốc IT (phụ trách trực tiếp về Sản phẩm&Dịch vụ)

Những người giám sát và quản lý IT ở mức thấp hơn cũng sẽ phải thực hiện những thay đổi lớn về trách nhiệm cũng như công việc thường nhật khi chuyển sang cơ sở hạ tầng của đám mây – Cũng vì những lý do tương tự như của quản trị hệ thống: Nếu tất cả các quản trị hệ thống chịu trách nhiệm về quy trình đang chạy trong từng phần của đám mây được phân phối xuyên suốt công ty, điều đó đồng nghĩa với việc những người giám sát trực tiếp họ cũng cần phải thay đổi.

Nhà quản lý IT có nhiệm vụ hỗ trợ những chức năng kinh doanh rõ ràng hoặc những đơn vị doanh nghiệp hơn là phải hỗ trợ máy chủ. Hầu hết công ty lần đầu tiên bước chân vào đám mây hoặc điện toán ảo sẽ không đánh giá được những hạn chế thuộc về tổ chức có thể làm chậm, thậm chí làm gián đoạn việc chuyển đổi như thế nào. Ngay cả nếu vấn đề duy nhất là sự liên tục tạo ra những quyết định tình thế về việc ai sẽ chịu trách nhiệm về khối lượng công việc hoặc dịch vụ Web.

Kết quả của đám mây dành cho giám sát viên IT là vai trò của họ không thay đổi tuy nhiên lại ở trong một môi trường lớn hơn rất nhiều – một môi trường có thể bao gồm toàn bộ xí nghiệp hơn là chỉ một bộ phận.

Thay đổi vai trò: CIO và quản lý IT cao cấp

Trách nhiệm của quản lý IT cao cấp được mở rộng và phá vỡ khi phải thích nghi với một cơ sở hạ tầng mềm dẻo bao gồm những ứng dụng hoặc sức mạnh tính toán được tách biệt với nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài.

“Một số lượng đáng kể về sức mạnh điện toán và ứng dụng mà các xí nghiệp điển hình sử dụng xuất phát từ Salesforce.com hoặc Amazon.com hoặc Google hoặc những nhà cung cấp dịch vụ khác”, Staten cho biết “ Nếu bạn định tin tưởng vào kết nối đó và tích hợp nó với phần còn lại của cơ sở hạ tầng của bạn, bạn cần ai đó có thể đồng nhất những giao diện tiêu chuẩn, thi hành các tầng dịch vụ, đưa ra quyết định nên chọn nhà cung cấp dịch vụ nào”.

Thay đổi vai trò:  Quản lý hợp đồng và dịch vụ

Những nhân viên IT phải đối mặt với những đảm bảo về tầng dịch vụ, tìm kiếm và chọn lựa nhà cung cấp tốt nhất cho dịch vụ IT riêng biệt – dù đó là một công ty SaaS, nhà phân phối ngoài hoặc IT nội bộ. Đó là khối lượng công việc khổng lồ. “ Điển hình là bạn đang nói về hai tá nhà cung cấp SaaS và nhà cung cấp nền tảng mà bạn có thể thương lượng và tích hợp công nghệ với họ” Egan cho biết, “Và việc quản lý những hợp đồng đó tự bản thân nó trở thành một bộ kỹ năng”.


Nhà tư vấn Cramm cảnh báo rằng “ Có rất nhiều vấn đề kỹ thuật khi tích hợp với nhà cung cấp bên ngoài. Vì đám mây có vẻ rất tuyệt vời, nhưng chúng ta cũng đã phát hiện ra một vài bất ổn với Amazon. Nếu bạn không làm việc cần cù thích đáng và không có những hợp đồng được chi đúng, bạn sẽ không nhận được những gì cần.”

Việc quản lý các nhà cung cấp và hợp đồng là việc làm quan trọng thứ nhì đối với cộng đồng rộng lớn các chuyên viên trong ngành IT. Họ sẽ dễ dàng  thích ứng hơn với những thách thức về quản lý bên ngoài sẽ xuất hiện cùng với đám mây.

Thay đổi vai trò: Người phát triển phần mềm cho doanh nghiệp

Không phải những công ty lớn sẽ dùng ít phần mềm, chỉ là họ sẽ không phải viết hoặc chỉ cần tùy chỉnh cho phù hợp với mình, Forresster’s Staten nhấn mạnh.
Công ty có thể lấy một phần hoặc tất cả phần mềm mà họ sử dụng từ Salesforce.com hoặc những nhà cung cấp SaaS khác mà không phải tự  xây dựng những chức năng cốt lõi cho những ứng dụng đó.

Họ chỉ cần bảo trì dữ liệu và cơ sở dữ liệu, cũng như cài đặt một số lượng tùy chỉnh nào đó để làm cho một ứng dụng  tổng quát SaaS phù hợp với quy trình và dữ liệu. Tuy nhiên mức độ tùy chỉnh cũng ngày càng giảm bớt.

“Bạn đang tạo ra vài sự điều chỉnh, sử dụng APIs (Application Programming Interfaces), tài liệu và những công cụ đơn giản mà họ cung cấp. Vấn đề chính là bạn đang điều chỉnh quy trình nội bộ của bạn phù hợp với những gì mà nhà cung cấp SaaS bạn chọn có thể cung ứng. Theo vài cách nào đó, điều này thực sự tốt hơn bởi vì bạn sẽ học nhiều hơn về chuẩn hóa và quy trình hiệu quả hơn là tùy chỉnh mọi thứ.”

Yêu cầu đối với người phát triển phần mềm vẫn cần thiết trong doanh nghiệp dùng phần mềm hướng đám mây. Nhưng việc phát triển được hoàn thành trong nội bộ sẽ ít đi. “Nếu bạn có thể lấy được những gì bạn cần từ bên ngoài thì tại sao bạn cần phải tự xây dựng nó? Một vài người vẫn phải lập trình, nhưng không phải là bạn.”

Kẻ thua cuộc: Quản lý IT tầm trung

Nếu có một tầng lớp nào trong IT mà sẽ phải chịu tổn thất từ sự mở rộng của đám mây và hệ thống ảo hóa, thì đó chính là những người ở giữa giám sát và quản lý làm việc trực tiếp với CIO. Wolf chia sẻ: “Nếu bạn có quản trị hệ thống làm việc với mạng và ứng dụng và kho lưu trữ và có tầm với tới các khu vực, tại sao bạn lại cần người quản lý riêng biệt cho từng khu vực?”


Ông cho biết thêm, “ Có một sự làm phẳng tổng thể của việc quản lý trong IT khi nhiều lĩnh vực trở nên lỗi thời, và do đó người đa nhiệm, có thể làm nhiều việc hơn là chỉ chuyên môn hóa vào một việc trở nên quan trọng hơn.

Người thua cuộc: Chuyên gia kỹ thuật

Những kỹ năng chuyên biệt hóa – trong mạng, bảo mật, kho lưu trữ hoặc những môn học IT khác – là tấm vé bảo đảm cho công việc hoặc cơ hội thăng tiến trong nhiều tổ chức IT, Hackett nhận định. Điều này giờ không đúng nữa.

IT làm việc với ứng dụng dựa trên đám mây cần biết về mạng, kho lưu trữ, bảo mật, giao diện người dùng, và tất cả những phần khác của cơ sở hạ tầng cần cho ứng dụng. “Không cần đến nhân viên lành nghề ở tầng thấp chỉ để bảo trì trung tâm dữ liệu, IT yêu cầu những nhân viên có thể rút bản mạch hỏng ra, cắm bản mạnh khác vào, và đưa nó trở lại hoạt động.


Điều đó có nghĩa rằng IT cần người có thể làm nhiều việc hơn là cần những người có thể làm ít việc với kết quả rất tốt. Nhà tư vấn Olds cho biết “ Các công ty có xu hướng gia tăng việc thuê những chuyên gia từ bên ngoài làm nền tảng tạm thời.

Thay vì tập hợp nhiều IT, những IT đa năng với trình độ cao sẽ mở ra thời kỳ mới.

Điều đó rất tốt về mặt nội bộ bởi vì công ty đang thuê những người có kinh nghiệm, nhưng điều đó sẽ là rất khó khăn đối với những người mới ra trường và những người mới bắt đầu sự nghiệp.

Những người ít chịu ảnh hưởng: IT hỗ trợ và nhân viên trợ giúp

Các kho ứng dụng trở nên trực quan hơn và hướng tới Web, luôn sẵn sàng cho người dùng có thể duyệt tìm các ứng dụng và tài nguyên họ cần. Điều này khiến cho nhu cầu hỗ trợ thông qua điện thoại hay hỗ trợ trực tiếp, chẳng hạn như sửa chữa laptop sẽ giảm sút.

Nếu bạn có thể đặt tất cả ứng dụng của bạn lên giao diện Web, tức là chúng đang tồn tại trong đám mây, và máy tính vừa được quản lý từ xa vừa được cung cấp thông qua VDI (Virtual desktop infrastructure – Cơ sở hạ tầng máy tính để bàn ảo), một vấn đề được giải quyết dễ dàng hơn  bằng cách đóng máy ảo lại và chạy một máy ảo khác cho người dùng, hoặc là đăng nhập từ xa, sửa chữa hỏng hóc và đăng xuất,” Old cho biết.

 “Chìa khóa để có thể vẽ ra tỉ lệ để hỗ trợ cơ sở hạ tầng rất lớn của đám mây chính là tự động hóa – khả năng tự động đưa ra giải pháp cho những vấn đề của người dùng cuối, gán lại mật khẩu, cấu hình lại, cung cấp thêm tài nguyên mới và hơn thế nữa,” Old chia sẻ.
“Những việc tự động đó có thể giảm bớt đội ngũ trợ giúp,” Olds chia sẻ.: “Thường là các công ty sẽ chuyển những người này sang một trách nhiệm khác.”

M.Đ (Theo Networksasia)