Kỷ nguyên của Steve Jobs, CEO Apple, đã và đang được định dạng bằng phần mềm. Song có phải nó đang thay đổi? Hãng máy tính Mỹ Apple đang thực hiện một điều gì đó cực lớn. Còn quá sớm để biết chính xác Steve Jobs và công ty đang làm gì. Nhưng cũng không quá sớm để biết được là ai đang thực hiện điều đó. Đấy mới là điều quan trọng.
Bởi vì đây là phần mềm mà Jobs mang theo ông tới Apple từ “thủa hồng hoang”. NeXT (công ty máy tính hàng đầu của Mỹ), người đang góp sức đưa Apple trở lại thời hưng thịnh kéo dài.
Khi Jobs tái hợp với Apple năm 1997, hệ thống điều hành của công ty máy tính này đang là một mớ bòng bong. Không chần chừ, Jobs nhanh chóng hướng công ty vào việc nâng cấp phần cứng đang tồi tàn. Trong khi đó, ông đưa bậc thầy phần mềm của NeXT đến làm việc trên việc lớn tiếp theo của Apple: hệ điều hành OS X, được giới thiệu năm 2001.
Tất nhiên, các thiết kế phần cứng của Apple trong một thời gian dài là “hàng độc”. Nhưng với việc tích hợp bộ vi xử lý của Intel năm 2005, máy tính của Apple trông ngày càng giống với những chiếc PC chạy phần mềm Windows của Microsoft cũng như mọi thứ được bán ra bởi Dell hay HP.
Thay vào đó, hệ điều hành OS X là yếu tố tách biệt Apple với các hãng khác, đưa công ty trở thành trung tâm của thị trường máy tính cá nhân “hạng sang” cũng như tạo tiền đề giúp công ty trở thành kẻ thống trị ở phân khu tiếp theo: smartphone.
Thành quả có được là nhờ công lao đóng góp của những cựu binh NeXT như Avads “Avie” Tevanian, Bertrand Serlet và Scott Forstall. Bộ ba này đã đem sự ổn định và những liên kết mạng thông minh của hệ điều hành cơ sở Unix của NeXT tới thị trường đại chúng.
Sau khi Tevanian nghỉ hưu năm 2006, Serlet tiếp tục đảm nhận vị trí phó giám đốc phụ trách kỹ thuật phần mềm. Trong khi đó, Forstall đảm trách lĩnh vực phát triển phần mềm iPhone của hãng.
Giờ đây, Apple đang tìm kiếm phương cách biến đổi một chi tiết cơ bản của các sản phẩm trở nên “độc” hơn – đó là con chip. Ví dụ như trong khi những chiếc iPhone được bán rất chạy, đó là nhờ các bộ vi xử lý dựa trên những thiết kế bản quyền từ ARM của Anh tới Samsung, thì nó cũng tạo điều kiện tương đối thuận lợi cho gã khổng lồ điện tử này băt chước các tính năng của iPhone.
Tuy nhiên, tình hình này không tồn tại lâu. Động thái đầu tiên được thực hiện vào năm ngoái, khi Apple “mua” chuyên gia thiết kế chip PA Semi với giá 278 triệu USD, lôi kéo được nhà thiết kế bộ vi xử lý kỳ cựu Dan Dobberpuhl cũng như nguyên một đội thiết kế chip chuyên giảm tiêu thụ năng lượng của các bộ xử lý.
Động thái tiếp theo đến từ khi Apple kéo Mark Papermaster ra xa khỏi IBM. Chuyên gia thiết kế chip máy chủ phiến sẽ tới làm việc tại Apple trong tuần này và lãnh đạo một nhóm phụ trách phần cứng của iPod và iPhone.
Cuối cùng, Apple đã thuê bậc thầy về chip đồ họa Bob Drebin, cựu trưởng nhóm phụ trách sản phẩm đồ họa của Advanced Micro Device (AMD) và là nhà thiết kế bộ xử lý đồ họa của Nintendo GameCube. Drebin cũng là kỹ sư trưởng ở Silicon Graphics và là nhân viên của Pixar.
Điều này có nghĩa gì? Có rất nhiều ý kiến. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng các kế hoạch kế tiếp của bộ tam thiết kế bộ xử lý của Apple đang hướng tới được đặt nặng trên kinh nghiệm xây dựng chip khỏe, các thiết bị giá rẻ như tay cầm chơi game và điện thoại. Steve Jobs cho biết: “PA Semi (hãng thiết kế chip) đang thực hiện hệ thống trên chip cho iPhone và iPod”.
Vậy tại sao lại đầu cơ. Sớm hơn hay muộn hơn, bản thân Apple đang tiến hành thiết kế nhiều “nội thất” hơn cho iPhone và iPod, đưa phần cứng cũng như phần mềm của hãng đi lên một hướng cấp tiến mới.