Cuộc đời mãnh liệt và những nguyên tắc của Steve Jobs

Nổi tiếng với Mac và Iphone, S.Jobs có ảnh hưởng sâu sắc hơn tất cả những nhân vật tiếng tăm khác cùng thời như Larry Ellison, Philippe Kahn, Scott McNealy, Marc Benioff, Bill Gates, và Carly Fiorina. Bài viết  của Galen Gruman– chuyên gia phân tích cho các tạp chí Công nghệ nổi tiếng như: Macworld , PCWorld, InfoWorld…, nhân vật bị Steve Jobs “cấm cửa”các nhân viên Apple liên hệ, đưa ra những thông tin lý thú về quá trình Steve Jobs giành quyền lãnh đạo và đưa Apple đến thành công vang dội. Đồng thời, ông cũng đưa ra những nhận định về Steve Jobs – một thiên tài về kỹ năng điều hành với cá tính dữ dội và quyết liệt đã để lại một di sản kinh ngạc với chất lượng tuyệt hảo.

Cá tính mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc

Như chúng ta được biết nhà đồng sáng lập và cũng là CEO của Apple, Steve Jobs đã từ chức, sau khi đã trải qua cả một sự nghiệp phi thường. Hiện ông vẫn tiếp tục làm chủ tịch hội đồng quản trị của Apple. Jobs là một người hiếm có, đã thực sự làm thay đổi cả một ngành công nghiệp – thực tế là đã vài lần làm thay đổi – không những thế  thay đổi hoạt động thường nhật của mọi người trên toàn thế giới. Ông cũng là người ưa thích tranh luận, chịu không ít chỉ trích nhưng đồng thời cũng được yêu mến, ngưỡng mộ.

Mặc dù có nhiều tranh luận khác nhau, nhưng điều nổi trội dễ dàng nhận thấy ở Steve Jobs là: sự trung thành một cách mãnh liệt với nguyên tắc, bạn bè và đồng nghiệp thân cận, mãnh liệt trong sự cạnh tranh, mãnh liệt trong những hoài bão. Và cũng mãnh liệt trong việc xem thường những gì mà ông không coi trọng hoặc những gì mà ông tin rằng đang ngáng đường mình, và ông cũng được coi là người điển hình vô cùng ngoan cố trong việc kiên nhẫn theo đuổi thay vì từ bỏ những thứ mà mình tin. Có thể ví dụ: Ipad là dự án kéo dài cả thập kỷ.

 

Steve Jobs và Bill Gates tại hội thảo All Things Digital (D5) năm 2007

Nổi tiếng với Mac và Iphone, S.Jobs có ảnh hưởng sâu sắc hơn tất cả người khác. Trong nền công nghiệp công nghệ có nhiều người cũng tạo nên những những khác biệt lớn như Larry Ellison, Philippe Kahn, Scott McNealy, Marc Benioff, Bill Gates, và Carly Fiorina.

Jobs thay đổi ngành công nghiệp âm nhạc với iPod, ngành công nghiệp di động với iPhone, ngành công nghiệp điện ảnh với hãng phim hoạt hình Pixar, và ngành công nghiệp máy tính với Mac và sau đó là với hệ điều hành Mac X và ngay năm sau đó với iPad. Ông đang trong quá trình tạo ra sự lột xác tương tự với ngành công nghiệp xuất bản với iBooks và dịch vụ đăng ký truyền thông, và ngành công nghiệp phần mềm với App Store. Rất nhiều hình mẫu sản phẩm được tạo ra dưới sự lãnh đạo của ông đã trở thành kiểu mẫu cho những người khác, tạo ra một yêu cầu về chất lượng cao, thiết kế tốt, và những sản phẩm lấy người dùng làm trung tâm. Đó là lý do vì sao khi bạn nghĩ tới điện thoại thông minh, bạn nghĩ tới iPhone; khi bạn nghĩ tới máy tính bảng, bạn nghĩ tới iPad; khi bạn nghĩ tới việc sử dụng dễ dàng, bạn nghĩ tới hệ điều hành Mac X; khi bạn nghĩ tới nhạc số bạn nghĩ tới iPod và iTunes; và khi bạn nghĩ tới những bộ phim gia đình bạn nghĩ tới “Toy Story” ,The Incredibles, Finding Nemo,…

Vài nét đó thôi có vẻ đã hoàn thành cho việc hình dung những gì mà S.Jobs đại diện. Nếu muốn tìm hiểu sâu xa hơn, có vài điểm nhấn chủ yếu. Cá tính mạnh mẽ đáng kinh ngạc của ông cũng gọt giũa nên cá tính của Apple, cả mặt tốt lẫn mặt xấu. Mọi người cũng đã từng chứng kiến cộng đồng Mac trải qua thời kỳ đen tối vào thập kỷ trước, sau đó thức tỉnh thành một cộng đồng rộng lớn hơn ở Apple với những vinh quang không dứt.

Từ một đối thủ dữ dội trở thành người lãnh đạo

Mối quan hệ yêu – ghét của Jobs với Mac

Ngày nay hầu hết mọi người đều quên rằng Mac không thực sự là phát minh của Jobs. Sau những sự tiên phong của máy tính Apple I và Apple II với nhà đồng sáng lập Steve Wozniak, Jobs chuyển tới dự án Lisa ở Apple.

 

Mac được tập trung xây dựng bởi Jef Raskin, và Jobs rất tích cực phản đối dự án Mac để đầu tư sức lực tối đa vào Lisa. Nền văn hóa “cướp biển” tại Apple – được chỉ ra chi tiết bởi nhà bình luận của InfoWorld Robert X. Cringely trong tác phẩm lịch sử kinh điển của ông "Accidental Empires" – được sinh ra nhờ quyết định hoàn thành dự án Mac của Jobs. Sau khi dự án Lisa thất bại, Jobs đã chuyển phe và giành lấy Mac, trở thành nhà vô địch và đại diện của Mac. Việc này đã dẫn tới việc ông buộc phải nghỉ vào một năm sau đó

 

Jobs đang giữ chiếc laptop MacBook Air tại Triển lãm và Hội thảo Macworld 2008.

Cách tiếp cận “cướp biển” cũng đồng thời tạo ra nền văn hóa bất thường tại Apple, trở nên kinh khủng vào giữa những năm 1990, đến mức gần như phá hủy cả công ty. Hậu quả của việc phát triển sản phẩm dựa trên  những cuộc chiến mở giữa các nhóm kỹ sư, đã tạo nên những sản phẩm bất nhất, khiến cho khách hàng bối rối và làm tổn hại tới hình tượng kinh doanh của công ty.

Nền văn hóa “cướp biển” của Jobs gần như phá hủy Apple

Tại thời điểm 6 năm sau khi Jobs buộc phải rời khỏi Apple – cộng đồng Mac bị phân chia bởi những tín đồ cũ của Mac và  thế hệ mới, những người dùng theo thuyết bất khả tri – là những người thấy Mac là một công cụ rất tuyệt. Steve Jobs đã được một phần đông tín đồ nhớ tới và họ đã theo sát sự thất bại của ông trong việc phát minh mạng máy tính với hệ điều hành NextStep và máy chủ Next Cube và cả sự thành công của ông trong việc đồng sáng lập ra Pixar.

Khoảng thời gian làm ở Next chính là khoảng thời gian mà Jobs dễ gần nhất, là dấu lặng của tính kiêu ngạo của ông (mặc dù đức tính đó không bao giờ thay đổi). Khi Pixar được Disney mua lại, Jobs dường như biến mất khỏi giới truyền thông. Những gì ông làm là học cách để làm việc với ngành công nghiệp giải trí đầy thử thách. Ông đã học rất tốt, và những năm sau đó, ông trở thành cổ đông lớn của Disney và sử dụng ảnh hưởng của mình để đưa ngành công nghiệp âm nhạc trở thành nhạc số thông qua iTunes, thay đổi việc kinh doanh âm nhạc vốn có. Ngành công nghiệp âm nhạc vẫn không thích những gì xảy ra mặc dù tại thời điểm đó những trang chia sẻ âm nhạc như là Napster đang kinh doanh thất bát, tất cả các phương thức bảo vệ việc copy bất hợp pháp dễ dàng bị qua mặt.

Bản giao kèo iTunes được ký kết sau khi Jobs trở về Apple vào năm 1996. Giữa những năm 1990, Jobs hầu như vắng mặt trong thế giới Mac, và cả những cuộc chiến dữ dội trong nội bộ Apple. Trong suốt những đời CEO cố gắng để Apple giống các công ty sản xuất máy tính khác — John Sculley, Michael Spindler, và Gil Amelio – các kỹ sư của Apple bắt đầu đấu tranh với ban quản lý chứ không chỉ đấu đá với nhau. Điều đó trở nên rất tồi tệ. Sculley buộc phải rời đi, cựu chủ tịch của Pepsi đã bị loại khỏi cuộc chơi do quá chú trọng vào hình ảnh hơn là bản chất. Spindler – chủ tịch Apple Euro kế nhiệm chức vụ CEO. Ông đã đưa ra quyết định từ bỏ dòng xử lý Motorola 680×0 theo yêu cầu của IBM và PowerPC, điều này đã nâng cao tinh thần cho cả các kỹ sư và người dùng.

Nhưng cuộc chiến của Mac trở nên tệ hại hơn dưới thời của Spindler, và ông nhanh chóng mất quyền. Apple thay thế bằng Amelio, cựu CEO của National Semiconductor, người đã cố gắng mang lại sự giám sát chặt chẽ giống như cựu CEO của IBM Ellen Hancock. Amelio cho phép Motorola và Power Computing tạo nên những bản mô phỏng Mac đầu tiên, một bước đi mà đã vô hình chung đặt Mac vào tay một tổ chức ngoài Apple trong khi cuộc chiến của Apple ảnh hưởng tới sự bền vững của công ty vẫn chưa được giải quyết. Cùng lúc đó, những nỗ lực nhằm tạo ra hệ điều hành thay thế cho Mac 8 đã thất bại, làm cho Apple mất đi một nền tảng dài hạn.

Những kỹ sư đã bỏ mặc Amelio, làm cho ông ta và những vị tướng dưới quyền chỉ còn là hữu danh vô thực. Amelio đã làm một việc khôn ngoan đầy bất ngờ: Ông thuê Jobs làm cố vấn, sau đó mua hệ điều hành NextStep của Job làm nền tảng cho hệ điều hành Mac mới. Việc Jobs công khai trở lại Apple vào đầu 1997 tạo nên một làn sóng hồi sinh đầy hi vọng của cộng đồng người dùng.

Job nắm quyền và xóa bỏ văn hóa “cướp biển” mà ông đã tạo nên

“Phần thưởng” cho việc Amelio đưa Jobs trở lại là ông ta đã bị mất việc vào sáu tháng sau khi Jobs lên nắm quyền.

“Tôi còn nhớ rõ thời điểm này, khi tôi đang dẫn đầu đề xướng với việc ráng sức làm ra bản mô phỏng, với việc đưa ra nỗi sợ rằng Apple sẽ chết và lôi theo cả Mac. Tôi xây dựng lại chương trình Macworld Expo vào tháng 8/1997 nhằm triển lãm những nhà tạo dựng bản mô phỏng  thông qua bài diễn văn chính – một việc mà đã trở thành lịch sử ở Apple. Chúng tôi chia bài diễn văn thành hai phần riêng:

Phần mở đầu về những mô phỏng do nhà bình luận Macworld David Pogue (hiện tại đang làm tại New York Times) và tôi giới thiệu, và dành phần còn lại cho Apple.

Trong suốt thời gian chuẩn bị, Jobs đã nắm quyền lãnh đạo Apple. Tôi không biết điều đó, nhưng tôi biết rằng Jobs sẽ là người diễn thuyết cho Apple tại Expo. Và tôi biết rằng ông rất ghét ý tưởng về bản mô phỏng – Ông đã phàn nàn qua điện thoại với CEO của Macworld rất nhiều. Tại thời điểm trước bài diễn thuyết, tất cả chúng tôi đã ở cùng phòng để chuẩn bị lên sân khấu. Khi tôi chào mọi người, Jobs đã rất cẩn trọng ngồi ở phía đối diện của phòng cùng với một CEO của IBM để lưu ý và đưa ra các nhận xét. Theo quan điểm của tôi, đó chính là cách Jobs gây nên sự khó chịu.

Trước đó một tuần, Jobs đã giành quyền lãnh đạo Apple và chấm dứt thỏa thuận với đối thủ cạnh tranh lâu năm của ông, Microsoft của Bill Gates, về tài chính và cam kết giữ Office lại trên Mac. Thỏa thuận đó đã trấn an những nhà đầu tư lo sợ về sự tồn tại của Apple trong khi cũng e ngại Microsoft vì vấn đề chống độc quyền mà tòa án tối cao đang tiến hành điều tra. Jobs cũng cho CEO của Macworld biết rằng sự hiện diện của tôi sẽ khiến Apple gây hại cho việc kinh doanh của Macworld, do đó tôi đã chuyển tới Computerworld làm Cục trưởng miền Tây. Jobs cũng đồng thời cấm nhân viên của Apple liên lạc với tôi và biên tập viên của tôi, Alliyson Bates.

Như bạn thấy đấy, Jobs là một đối thủ dữ dội.

Khả năng điều hành thiên tài

Một năm sau, Jobs đưa ra viên kẹo màu iMacs mà đã làm thay đổi quan niệm rằng máy tính lúc nào cũng là những thiết bị màu be.Dòng iMac biến máy tính trở nên dễ gần và mang tính con người hơn. Jobs đã học từ Disney việc có kết nối với khách hàng của mình quan trọng như thế nào, và ông đã áp dụng ý tưởng tuyệt vời đó vào Mac như một phần của chiến lược hồi sinh của ông.

Mọi người thường nghĩ rằng Jobs làm mọi thứ ở Apple, nhưng điều đó không hoàn toàn đúng. Ông có một kỹ năng điều hành đáng kinh ngạc tới những người mà ông cử làm đại diện về quyền lực và trách nhiệm. Hai trong số đó là Jonathan Ive, thiết kế trưởng của công ty và Tim Cook, người đã làm cho công việc của Apple giống như một cỗ máy chính xác trong sản xuất, bán lẻ và trực tuyến trên toàn cầu. Hiện tại Cook đang kế nhiệm vị trí CEO của Jobs tại Apple.

Tôi từng gặp Ive trong thời kỳ của Amelio, khi mà Apple cố gắng thuyết phục thế giới rằng họ vẫn còn cội nguồn của sự đổi mới mặc cho những sản phẩm dở ẹc như là chuỗi sản phẩm Performa. Trầm lặng và khiêm tốn, đối với tôi rõ ràng Ive là một nhà thiết kế tuyệt vời – nhưng là người mà những nhà điều hành Apple giao cho rất ít quyền hạn. Khi Jobs lên lãnh đạo, ông đã phỏng vấn các nhà điều hành của Apple để xem ai nên ở lại. Ông đã có một tầm nhìn tuyệt vời về những gì Ive có và trao cho anh ta sự tự do cũng như gánh nặng về việc tạo ra những thiết kế tao nhã, đổi mới và chất lượng cho tất cả những sản phẩm tương lai của Apple.

Kết quả thật đáng kinh ngạc, và người quen của tôi ở Apple đã kể cho tôi nghe rằng Jobs đã bảo vệ và ủng hộ Ive một cách mạnh mẽ trong những năm đầu như thế nào. Jobs cũng tháo dỡ toàn bộ nền văn hóa “cướp biển” mà ông đã góp phần tạo nên vào đầu những nằm 1980 và mang tới một kỷ luật đáng kinh ngạc cho Apple. Ông cũng làm một vài người phải khóc khi phá hủy những gì mà ông cho là quyết định và ý tưởng yếu kém. Ông cũng đuổi việc những người đi ngược lại mình hoặc quan điểm của mình về những điều mà Apple quan tâm. Ông cũng thiết lập sự trung thành mãnh liệt từ những người khác khi ông động viên và hỗ trợ những người mà ông cho là làm đúng việc. Ông cũng cổ vũ cho các ý tưởng đối nghịch – chừng nào mà những ý tưởng đó mang tính xây dựng.

Jobs luôn nhúng tay vào chi tiết và tất nhiên là người quyết định cuối cùng của chiến lược. Nhưng đứng trên cương vị CEO, ông không giành lấy công lao cho riêng mình. Jobs được gắn liền với những sản phẩm và thành công của Apple với tư cách cá nhân, nhưng ông không hề chuyên quyền và áp bức tới nhân viên của mình. Thay vào đó, ông tạo dựng nên nền văn hóa của Apple như là một đội ngũ tinh anh, giống như đội Navy SEALs trong phim “Mission Impossible” vậy.

Một di sản đáng kinh ngạc với chất lượng tuyệt hảo

Quá khứ của tôi có liên quan tới Jobs tuy nhiên lại hầu như không mấy tích cực. Nhưng những gì Jobs đã làm cho Apple, ngành công nghiệp công nghệ và ngành công nghiệp truyền thông nói chung và cho người dùng ở khắp nơi chỉ có thể mô tả bằng một từ ngắn gọn “Kinh ngạc”. Trong hầu hết mọi trường hợp, Apple  đưa ra tiêu chuẩn cho một việc nên như thế nào, sau đó các đối thủ cạnh tranh khác cho dù là Windows, Android, hoặc một kho ứng dụng nào đó sẽ được so sánh với tiêu chuẩn của Apple.

 

Cần một người dữ dội để làm việc đó – và một người dữ đội để lặp đi lặp lại việc đó. Trong nhiều năm, tôi đã tuân theo thuyết bất khả tri, nhưng khi Windows Vista xuất hiện như là một đống hỗn độn, tôi đã chuyển sang dùng hệ điều hành Mac X, và tôi không thể nghĩ tới việc sử dụng lại Windows. Mặc cho quá khứ không mấy tốt đẹp với Apple, tôi nhìn lại đồ công nghệ của mình và thấy rằng hầu hết đều là sản phẩm của Apple: MacBook Pro, iPad, iPhone, vài cái iPod và cả Apple TV. 

 

Jobs giới thiệu iPhone 4 cho Tổng thống Nga Dmitry Medvedev vào ngày 23 tháng 6 năm 2010.

Tôi sử dụng Office bởi vì tôi buộc phải dùng, nhưng iWork dần trở nên tốt hơn và một ngày nào đó tôi sẽ chuyển sang sử dụng nó. Chắc chắn sẽ có những sản phẩm tuyệt vời của các công ty khác nhưng không gì có thể sánh nổi với sự tuyệt vời mà Apple làm được.

Tôi không bắt đầu là một người hâm mộ Mac – thực tế tôi là nhân viên Macworld tẩy chay Mac từ ban đầu. Nhưng với ý tưởng mà Jobs đã khẳng định – những sản phẩm đó hoạt động và hoạt động tốt – đó rõ ràng là cách mà mọi việc cần phải tuân theo. Chúng ta sử dụng công nghệ để hoàn thành công việc, chứ không sử dụng công nghệ cho riêng bản thân nó. Sau những công nghệ phục vụ cho riêng nó mà bắt đầu với Apple I, Apple II và Lisa, Jobs bắt đầu hiểu ra nguyên tắc đó và mãnh liệt làm theo. Chúng ta được hưởng lợi từ sự cống hiến mãnh liệt đó.

Chúng ta nợ Steve Jobs lòng tin lớn về điều đó, và đối với việc tái thiết Apple và nguyên tắc đó sẽ bền vững. Ông đã bị ung thư trong vài năm gần đây. Nếu đó là thứ làm ông phải lùi bước, tôi chỉ có thể cầu chúc cho ông được khỏe mạnh và nói lời cảm ơn.

Tuyết Nhung (Theo Networksasia)