CNTT là ngành công nghiệp dựa trên tri thức và kĩ năng. Lực lượng lao động CNTT bao gồm chủ yếu những người tốt nghiệp đại học với 82% có bằng cử nhân hay cao hơn. Có vài kiểu công nhân tuỳ theo giáo dục của họ và chuyên môn bằng cấp. Ngày nay kĩ sư phần mềm và người phát triển phần mềm chiếm đại đa số các công nhân CNTT, và họ chiếm khoảng 68% lực lượng lao động.
Nghĩa vụ của họ biến thiên theo nghề nghiệp, từ phát triển phần mềm máy tính; quản lí hệ thông tin, và bảo trì an ninh mạng. Những công nhân này thiết kế, viết mã, kiểm thử và bảo trì các ứng dụng phần mềm. Họ thường làm việc dưới giám sát của người quản lí phần mềm. Ngày nay phần lớn người phát triển dùng các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng, như C++, Java, hay Python.
Đây là các ngôn ngữ được dạy tại phần lớn các chương trình Kĩ nghệ phần mềm và Khoa học máy tính. Khi họ thu được nhiều kinh nghiệm, một số đảm đương nhiều trách nhiệm hơn và trở thành người lãnh đạo kĩ thuật, kiến trúc sư hệ thống, người quản lí dự án, hay người phân tích doanh nghiệp.
Người lãnh đạo kĩ thuật và kiến trúc sư hệ thống thiết kế và tích hợp phần cứng và phần mềm để làm cho hệ thông tin hiệu quả hơn. Bằng việc thực hiện các ứng dụng phần mềm mới, hay thiết kế toàn bộ hệ thống mới, họ giúp cho công ti làm cực đại đầu tư của công ti vào máy móc, nhân sự, và qui trình doanh nghiệp. Để thực hiện việc làm của mình, họ dùng mô hình hoá dữ liệu, phân tích có cấu trúc, kĩ nghệ thông tin, và các phương pháp khác. Họ chuẩn bị các sơ đồ cho người phát triển tuân theo để viết mã đúng và thực hiện phân tích chi phí-ích lợi để giúp cấp quản lí đánh giá hệ thống. Họ đảm bảo rằng hệ thống thực hiện theo đặc tả yêu cầu bằng việc kiểm thử chúng kĩ lưỡng.
Hệ thống mạng và phân tích dữ liệu tạo nên một nhóm lớn khác và chiếm xấp xỉ 25% lực lượng lao động CNTT. Những công nhân này thiết kế và đánh giá các hệ thống mạng, như mạng cục bộ (LAN), mạng diện rộng (WAN), và hệ thống Internet. Họ thực hiện mô hình hoá mạng, phân tích và giải quyết tương tác của máy tính và trang thiết bị truyền thông. Với sự bùng nổ của Internet, nhóm này cũng bao gồm đa dạng các nghề có liên quan tới thiết kế, phát triển, và bảo trì các Websites và máy phục vụ của họ. Những người phát triển Web chịu trách nhiệm thiết kế và tạo ra trạm web từng ngày. Webmasters chịu trách nhiệm về các khía cạnh kĩ thuật của Website, kể cả vấn đề hiệu năng, và chấp thuận nội dung của trạm.
Người quản lí hệ thông tin chỉ đạo công việc của các kĩ sư phần mềm, người phân tích doanh nghiệp, người phát triển, người lập trình, và các công nhân hỗ trợ CNTT khác. Họ phân tích nhu cầu máy tính và nhu cầu thông tin của tổ chức của họ và xác định yêu cầu nhân sự và trang thiết bị. Họ lập kế hoạch và điều phối các hoạt động như thiết đặt và nâng cấp phần cứng và phần mềm; lập trình và thiết kế hệ thống; phát triển mạng máy tính; và xây dựng các trạm Internet và intranet. Đa số những người quản lí này đều tốt nghiệp từ chương trình Quản lí hệ thông tin (ISM).
Nhân sự hỗ trợ CNTT cung cấp trợ giúp kĩ thuật, hỗ trợ, và lời khuyên cho khách hàng và người dùng. Nhóm này bao gồm các công nhân với đa dạng chức vụ, từ chuyên viên kĩ thuật cho tới kĩ thuật viên bàn trợ giúp. Những công nhân này sửa các vấn đề nhỏ trong hệ thông tin, nhận diện vấn đề và cung cấp hỗ trợ kĩ thuật cho phần cứng, phần mềm và hệ thống. Họ trả lời điện thoại gọi tới; phân tích vấn đề dùng chương trình chẩn đoán tự động, và giải quyết những khó khăn tái diễn mà người dùng gặp phải. Đa số những nhân sự hỗ trợ CNTT đều có bằng liên kết (bằng hai năm) một số cũng có chứng chỉ trong công nghệ đặc thù như Microsoft hay Cisco v.v.
So với phần còn lại của các nghề trong kinh tế, CNTT là một trong những nghề được trả lương cao nhất. Lương trung bình của công nhân CNTT ở Mĩ là xấp xỉ $87,000 một năm. Do thiếu hụt, phần lớn những người tốt nghiệp đều được đề nghị lương cao hơn số đó. CNTT cũng là ngành công nghiệp trẻ với đa số công nhân trong độ tuổi 25-tới-40. Điều này phản ánh việc tăng trưởng bùng nổ của ngành công nghiệp này trong sử dụng lao động, điều cung cấp cơ hội cho hàng nghìn công nhân trẻ người có kĩ năng công nghệ mới nhất.
Theo John Vũ ( còn nữa).