Chủ tịch cao cấp của Google Eric Schmidt cho biết mạng lưới internet hiện đang bị thống trí bởi Amazon, Google, Apple và Facebook – nhưng ai là người tiền nhiệm, ai là kẻ kế nghiệp?
Cách đây không lâu, IBM vẫn là cái tên lớn nhất trong ngành công nghệ; tiếp đó là Microsoft, gã khổng lồ bán hệ điều hành cho hầu như tất cả các PC trên hành tinh. Hiện nay, đó là Google, Amazon, Facebook và Apple đang nắm giữ về tài chính và tác động tới người tiêu dùng.
Trước kia IBM là "ông lớn" của ngành công nghệ, tiếp đó là Microsoft và Google
Thật vậy, chính giám đốc điều hành Google – Eric Schmidt đã tuyên bố trong một cuộc hội thảo gần đây của All Things Digital-D9 ở California. Ông nhắc tới “Bộ Tứ”, nhờ vào web, đã phát triển với tốc độ chưa từng thấy.
Eric nhấn mạnh: “Toàn cầu chưa từng chứng kiến “các công ty phát triển nhanh tới như vậy”. Tuy nhiên, có lẽ một cách ẩn ý hơn, Schmidt cũng hiểu rằng mỗi công ty lớn này sẽ có thời hoàng kim ngắn hơn và đang có một cuộc chạy đua xem “ai vấp ngã trước”.
Peter Cochrane – trưởng nhóm nghiên cứu công nghệ thông tin và hiện là một nhà đầu tư hiệu quả, đã tổng kết “thời hạn để các công ty trở thành kẻ thống trị giảm một nửa với mỗi thế hệ”. Ông cũng chỉ ra, một cách hài hước rằng IBM giữ vị trí đó 40 năm, rồi 20 năm cho Microsoft, 10 năm tiếp theo là Google, và 5 năm của Twitter sẽ sớm kết thúc. Nhưng điều gì liên kết các công ty lại, và điều gì chia rẽ họ? Còn Microsoft, liệu gã khổng lồ cũ này có trở lại vị trí trong tương lai?
Các “ông hoàng” của dĩ vãng
Các “ông hoàng” đầu tiên của ngành công nghệ bao gồm các công ty như IBM, HP, Motorola. Ngành của họ đều là thiết kế phần cứng.
Đến khi Microsoft xuất hiện vào thập niên 80 thì thời kì của phần mềm mới ra đời. Hệ điều hành Windows, được phát triển bởi IBM, đã thay đổi toàn bộ cách con người tương tác với vi tính.
Đã từng có thời Microsoft thống trị máy tính toàn thế giới.
Các công ty hiện nay
Google, Facebook, Amazon và Apple là các công ty lớn hiện nay, tất cả đều giá trị nhiều tỉ USD. Ưu thế của Apple đã được củng cố bởi iTunes, một cổng mua bán nhạc, chương trình TV và phim. Điều này cho ta thấy các công ty gặt hái từ việc chuyển hướng phát triển từ mua vật dụng sang sử dụng dịch vụ.
Sự thay đổi cơ bản này là trên nền tảng của web, được phát minh bởi Sir Tim Berners-Lee. Nhờ có web, Google có thể sử dụng nguồn vốn của mình vào nhiều dự án khác nhau, từ ô tô tự lái đến giải thưởng đi du lịch vũ trụ hay bóng đèn điều khiển từ xa.
Eric Schmidt cho biết công ty “cai trị về thông tin” và đang phát triển các phần mềm yêu cầu người sử dụng trả phí: Google Apps như Gmail, Documents… Web cũng cho phép Facebook kết nối mọi người – “connect people”, Amazon được phép mở một cửa hàng lớn hơn bất kì cửa hàng nào trên thế giới và Apple thì kinh doanh dịch vụ tải xuống, từ các ứng dụng tới phim ảnh.
Facebook đang có hơn 500 triệu người sử dụng, nhưng công ty này cũng nhấn mạnh rằng đó mới là “sự khởi đầu” để phát triển trang web trở nên ưu việt hơn đối với người dùng, chứ không chỉ là thông tin.
Tuy nhiên, Apple là công ty có sự hồi sinh mạnh mẽ nhất, có thể vì đó là thương hiệu duy nhất kinh doanh cả phần mềm và phần cứng đều thành công.
Facebook có lượng người sử dụng lớn và đang mở rộng hơn nữa
Apple lại có vẻ toàn diện khi kinh doanh cả phần cứng và phần mềm hiệu quả
Tương lai liệu có hoàn hảo?
Twitter, dù đã ra Arab Spring, tính năng chia sẻ ảnh mới và việc chi tiêu vào các công ty mới, vẫn chỉ có được một số lượng ít người sử dụng, vào khoảng 200 triệu tài khoản, và chỉ 5% chiếm hơn 90% lượng người truy cập vào trang.
Các công ty mới được thiết lập để thống trị, tuy nhiên, có vẻ sẽ được xây dựng trên sự thành công của Twitter, Facebook, Google và nhiều hơn nữa, khả năng được biết tới thông qua điện thoại di động và các tablet sẽ làm họ trở nên phổ biến mọi nơi.
Nhưng công nghệ lúc nào cũng khó dự đoán vì chúng ta không thể nắm được tốc độ của các cải tiến. Với tất cả những gì ta biết, “gã khổng lồ” mới có lẽ mới chỉ được sinh ra ngày hôm nay.
M.N (Theo VTC)