20 tranh cãi “nóng” làng công nghệ năm 2011

Nhiều tranh cãi công nghệ bắt nguồn từ năm 2010 sẽ tiếp tục trong 12 tháng tới. Dự đoán, 2011 sẽ xoáy vào smartphone, máy tính bảng, hệ điều hành, 3D, kiện tụng, và cả số phận của Wikileaks

1. Twitter

 

Người dùng đã tạo ra hơn 25 tỷ “tweet” trong năm 2010. Cũng trong năm 2010, Twitter đã có thêm hơn 100 triệu người dùng mới. Gần đây, Twitter nhận được 200 triệu USD của các nhà đầu tư và đã bắt đầu kiếm được nhiều tiền. Dịch vụ tiểu blog này hiện có giá 3,7 tỷ USD. Nhưng liệu Twitter có tìm ra một chiến lược kinh doanh bền vững lâu dài trong năm 2011?

2. Chuyện Facebook

 

Trong năm 2010, Facebook đã đạt 500 triệu người dùng. Càng ngày, mọi người càng dành nhiều thời gian cho Facebook, hơn cả Google. Công ty đã sản xuất những sản phẩm mới như Facebook Places, Deals và phần mềm chỉnh sửa văn bản trực tuyến của Microsoft. CEO Mark Zuckerberg là Nhân vật của Năm. “Hiện tượng Facebook” sẽ còn kéo dài trong năm 2011, hãy sẵn sàng cho một cuộc sống online!

3. Doanh số game

 

Dù thích hay không thích các thiết bị chơi game như Xbox 360 hay PS3, song doanh số ban đầu của các thiết bị chơi game này của Micrososft và Sony rất tốt trong năm 2010. Liệu xu hướng này có tiếp tục trong năm 2011?

4. Cuộc chinh phục iPad

 

Máy tính bảng sẽ “cắn một miếng bánh” của PC trong năm 2011. Hiện nay vô số nhà sản xuất, bao gồm Hewlett-Packard, Motorola, Research In Motion, và Lenovo đã lên kế hoạch tung ra các đối thủ iPad trong năm 2011. Google cũng sẽ ra phiên bản Android đầu tiên dành cho máy tính bảng trong năm 2011. Tóm lại, sẽ có rất nhiều tin tức về máy tính bảng trong 12 tháng tới.

5. Các CEO trên “ghế nóng”

 

Trong năm 2011, áp lực sẽ đè nặng một số CEO công nghệ. Đầu tiên là Steve Ballmer của Microsoft, người đã phải cắt giảm mức thưởng hàng năm vì cạnh tranh kém cỏi trong lĩnh vực di động. Số phận của Ballmer sẽ gắn liền với sự thành bại của Windows Phone 7. Ngoài ra, CEO Carol Bartz của Yahoo, Eric Schmidt của Google cũng sẽ ngồi trên “ghế nóng” vào năm 2011.

6. Google TV

 

Các “nhà đài” không ưa Google TV, và đại gia tìm kiếm đã phải thuyết phục các đối tác sản xuất để họ chấp nhận phần mềm của hãng. Thật khó cho Google TV khi nó có giá từ 250 USD – 1400 USD, trong lúc người dùng có thể có ngay một thiết bị Roku hoặc Apple TV với giá chỉ khoảng 100 USD. Google sẽ phải chật vật trong năm 2011 để chứng minh Google TV không chỉ là một chiếc TV nối mạng Internet đơn thuần.

7. Báo mạng sẽ thu phí

 

Báo The New York Times dự định sẽ thu phí đọc giả trang nytimes.com trong năm 2011. Sự ra đời của iPad cũng thúc giục các nhà xuất bản tạo ra các phiên bản báo và tạp chí số có thu phí. Liệu những kế hoạch thu phí độc giả này sẽ thành công hay thất bại trong 12 tháng tới?

8. 3D sẽ mạnh hay mất?

 

Trung tâm của Triển lãm Điện tử tiêu dùng (CES) năm 2009 là TV 3D, CES 2010 càng hứa hẹn nhiều hơn về TV 3D. Công nghệ 3D không cần kính dự kiến sẽ “cất cánh” trong đầu năm 2011 với sản phẩm từ Toshiba và Nintendo. Nhưng liệu công nghệ 3D có đủ sức chiến thắng, hay sẽ biến mất vào cuối năm 2011?

9. "Miếng bánh" smartphone

 

Apple và Android là hai tên tuổi smartphone lớn trong năm 2010, trong khi RIM và Nokia lại thất bại. Microsoft cố “chen chân” vào thị trường smartphone bằng Windows Phone 7, WebOS của Palm cũng “bon chen” dưới sự lãnh đạo của HP. “Miếng bánh” này sẽ ra sao trong năm 2011?

10. Sứ mệnh của Chrome OS

 

Google “tấn công” thị trường phần cứng bằng Google TV và Chrome OS, nhưng vẫn chưa “kiếm chác” được gì nhiều. Google cần đảm bảo Chrome OS sẽ thành công khi ra mắt vào năm 2011, sau những trì hoãn của Google TV.

11. Comcast thâu tóm NBC

 

Năm 2011, hãng Comcast có thể sẽ thâu tóm NBC Universal từ tay General Elictric trong một thương vụ trị giá 37 tỷ USD. Vẫn còn nhiều vấn đề xung quanh tương lai của NBC, chẳng hạn như việc Comcast sẽ cư xử ra sao với mối quan tâm của NBC về Hulu, và Comcast sẽ chi bao nhiêu tiền để duy trì Olympics trên NBC. Chủ tịch Uỷ ban Olympic Quốc tế muốn có số tiền hơn 2,2 tỷ USD cho bản quyền phát sóng các Thế vận hội năm 2014 và 2016.

12. “Nóng” chuyện bản quyền

 

Gần đây Thoả thuận Thương mại chống giả mạo (ACTA), một thoả thuận quốc tế nhằm bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, đã được ký kết. Không ít ý kiến cho rằng điều này sẽ “dấy lên những lo ngại về sự tự do của người dùng và tương lai của sáng tạo Internet”. Cụ thể hơn, các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) sẽ bị buộc phải “gỡ bỏ các nội dung vi phạm”. Tuy nhiên, ACTA vẫn chưa được thực thi, và thoả thuận này vẫn có thể thay đổi theo luật của Mỹ và châu Âu.

13. Netbook sẽ ra đi

 

Từ khi iPad ra đời, nhiều dự đoán cho rằng iPad sẽ “giết” netbook hoặc ngược lại. Sau nhiều khảo sát, thế trận đã nghiêng về việc iPad và thế hệ máy tính bảng mới sẽ “giết” netbook. Vẫn còn nhiều tranh cãi, nhưng năm 2011 sẽ mang lại bức tranh rõ ràng hơn về tương lai của máy tính bảng và netbook.

14. Kiện tụng nở rộ

 

Oracle đang kiện Google, Nokia kiện Apple, Apple kiện Nokia và HTC, Microsoft kiện Salesforce, Salesforce kiện Microsoft, Microsoft kiện Motorola và đồng sáng lập Microsoft Paul Allen đang kiện cả thế giới Web. Các vụ kiện tụng trong làng công nghệ, chủ yếu về vấn đề bản quyền, hứa hẹn sẽ nở rộ tiếp trong năm 2011.

15. Đã đến thời 4G?

 

Năm 2010, các nhà mạng Mỹ đã đầu tư mạnh cho mạng 4G hứa hẹn tốc độ tải nhanh hơn và lưu lượng lớnhơn cho smartphone và các dịch vụ băng rộng không dây. Mạng LTE của Verizon đã đến với 110 triệu người tại 38 bang nước Mỹ, mạng WiMax của Sprint cũng đến với 40 triệu người, mạng 4G của T-Mobile cũng phủ sóng 200 triệu người, AT&T sẽ xây dựng mạng LTE trong năm 2011. 2011 sẽ là năm hình thành sự bùng nổ 4G, nhưng liệu người dùng có được hưởng lợi từ công nghệ này?

16. Cuộc chiến OS

 

Apple đã giới thiệu Lion, phiên bản mới của Mac OS X trong tháng 10. Hệ điều hành mới được dự kiến sẽ ra mắt vào mùa hè với nhiều tính năng đa chạm hơn. Windows 8 cũng sẽ ra phiên bản beta năm 2011, và Microsoft có thể sẽ “khoe” về OS mới của hãng trong sự kiện CES sắp tới.

17. Nhiều dịch vụ gặp khó

 

Không chỉ có netbook “bị giết” trong năm 2011. MySpace đang gặp khó với Facebook. Ping của Apple, Buzz của Google cũng đang lao đao. Ask đã từ bỏ dịch vụ tìm kiếm, Yahoo đang “co lại” và máy tính bảng JooJoo cũng dần bị quên lãng. Sẽ có bao nhiêu công ty, dịch vụ biến mất?

18. IPv6 và Y2K?

 

Web được cho là sẽ hết “đất” sớm sau khi các địa chỉ Ipv4 dần cạn kiệt. Trước thời điểm đó, thế giới sẽ phải chuyển sang Ipv6, với khoảng 340 nghìn tỷ nghìn tỷ nghìn tỷ (340 trillion trillion trillion), so với chỉ 4,3 tỷ địa chỉ của Ipv4. Hãy đón chờ những tin tức về Ipv6 trong năm 2011.

19. Tấn công mạng

 

Nhiều vụ tấn công trực tuyến đã xảy ra năm 2010 liên quan đến các quốc gia, các công ty và các nhóm. Google cho biết máy chủ của họ bị hack trong một tấn công liên quan đến Trung Quốc. EU và Mỹ đang thiết lập các trung tâm bảo mật riêng để chống lại các vụ tấn công trực tuyến. Liệu năm 2011 nguy cơ về những vụ tấn công kinh hoàng có xảy ra?

20. Số phận Wikileaks

 

Nhà sáng lập Julian Assange của Wikileaks đang đối mặt với án dẫn độ đến Thuỵ Điển, và các tội hình sự ở Mỹ. Trang Wikileaks gần như khiến thế giới Internet chao đảo trong tháng 12 vừa qua, và vẫn chưa rõ số phần Wikileaks sẽ ra sao. Assange đe doạ sẽ tiết lộ nhiều thông tin nữa, liệu ông hoặc website Wikileaks có bị “kết liễu”?

(Theo Quantrimang)