10 nhãn hiệu sẽ biến mất năm 2010

Trong danh sách 10 nhãn hiệu dự tính sẽ biến mất trong năm tới của 24/7Wall St.com có cả những “đại gia” trong làng di động như Palm hay Motorola.

24/7 Wall St.com đã xây dựng danh sách này dựa trên tình hình tài chính của các hãng và những dữ liệu, tình hình kinh doanh, hoạt động và cả giá trị nhãn hiệu của chúng hay những vấn đề mà các công ty gặp phải trong nhiều năm. Những công ty này có thể sẽ bị mua lại toàn bộ hay các phần kinh doanh, hoạt động khác sẽ đơn giản là bị đóng cửa.

1. Tạp chí Newsweek của Mỹ

Trong những năm vừa qua, tạp chí này đã giảm lượng phát hành từ 3,1 triệu bản xuống còn 2,5 triệu bản. Thêm vào đó, Newsweek cũng đã công bố dự tính cắt giảm phát hành năm tới xuống còn khoảng 1,5 triệu bản. Việc giảm lượng phát hành cũng đồng nghĩa với sự “đảm bảo” cho thu hút quảng cáo bị giảm đi đáng kể.

Theo thời báo New York Times, doanh thu quảng cáo của tạp chí Newsweek đã giảm khoảng 29,9% trong quý đầu của năm 2009 trong khi đó Washington Post cho biết doanh thu quảng cáo của Newsweek đã giảm đến 47% của quý III năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Như vậy, doanh thu của hãng bị mất ước tính khoảng 30 triệu USD năm nay.

Newsweek cũng đã hy vọng sự thay đổi về nội dung của tạp chí có thể “cứu vãn tình hình” nhưng sự thay đổi này là quá muộn.

Giống như các sản phẩm báo chí in khác, Newsweek hy vọng vào những độc giả và doanh thu quảng cáo từ phiên bản điện tử Newsweek.com để cải thiện tình hình cho tương lai. Tuy nhiên trang điện tử của hãng đã có lượng độc giả giảm khoảng 15% trong năm ngoái, xuống còn khoảng 1,3 triệu unique visitor/tháng. Thậm chí hãng nghiên cứu comScore còn đưa ra những con số giảm lớn hơn cho tạp chí này.

2. Motorola

Hãng sản xuất di động và thiết bị viễn thông này có thể sẽ có thể sẽ chỉ tồn tại thêm 3 năm nữa sau khi rớt hạng từ hãng sản xuất di động thứ 2 thế giới xuống mức không còn gây được sự chú ý của người tiêu dùng. Đã đến lúc công ty này tự phá sản khi mà các khách hàng của nó từ bỏ nhãn hiệu này vì uy tín tồi tệ của nó.

Motorola đã từng tuyên bố đang tìm kiếm một khách hàng mua lại mảng kinh doanh cáp và thiết bị không dây của hãng với giá khoảng 4,5 tỷ USD. Hiện hãng có tổng trị giá khoảng 19 tỷ USD nhưng lại đang nợ dài hạn khoảng 3,9 tỷ USD và nợ tiền mặt khoảng 3 tỷ USD. Motorola có 3 mảng kinh doanh chính, mảng tạo nên giá trị chính của công ty là mảng kinh doanh, điều hành thiết bị di động. Tuy nhiên doanh thu từ mảng kinh doanh này của hãng lại giảm gần mộkt nữa trong quý vừa qua từ 3,1 tỷ USD xuống 1,7 tỷ USD.

2.jpg

Vừa qua, việc cho ra mắt chiếc di động thông minh Droid đã “lóe” lên tia hy vọng cho Motorola với sự hậu thuận phân phối từ hãng Verizon Wireless với kỳ vọng đánh giá của các chuyên gia phân tích thị trường sẽ có khoảng 1 triệu chiếc được bán. Tuy nhiên giá trị là góp phần tạo nên thành công cho Droid nằm ở nền tảng Google Android chứ không hoàn toàn thuộc về nhãn hiệu của Motorola. Thêm vào đó, hiện Motorola đang phải đối mặt với những cạnh tranh lớn từ Samsung hay LG.

Khách hàng mà Motorola đang tìm kiếm có thể sẽ là hãng sản xuất di động lớn nhất toàn cầu Nokia khi mà hiện Nokia đang có thị phần “khiêm tốn” trong khi đó Motorola có vẻ “làm tốt” trên thị trường “quê nhà” này. Nokia thực sự không cần nhãn hiệu của Motorola nhưng nó có thể sử dụng sự thành công của dòng di động Android của Motorola để tiếp tục phát triển.

3. Palm

3.jpg

Pre, có thể nói đây là sự thành công lớn nhất của hãng sản xuất di động này. Thế hệ di động thông minh tiếp theo Pixi đã không đạt được thành công như “đàn anh” Pre của nó.

Tuy nhiên, Pre trong thời gian này đang phải đối mặt với các “chú dế” thông minh cao cấp khác đến từ Nokia hay Samsung và thêm vào đó là những đối thủ “nặng ký” như iPhone của Apple hay dòng Blackberry của RIM.

Trong những nỗ lực thúc đẩy doanh số bán, hãng đã giảm giá Pre xuống còn 79,99 US (kèm hợp đồng). Cổ phiếu của hãng đã giảm từ 18 USD đầu năm nay xuống còn 11 USD. Và với trị giá khoảng 1,7 tỷ USD, Palm khó có thể tìm cho mình bước đi tiếp theo trong làng di động cao cấp.

4. Borders Group

Trong những năm gần đây, hệ thống cửa hàng bán sách của hãng Borders Group đã bị cạnh tranh lớn bởi hãng Barnes & Noble và Amazon.com. Cổ phiếu của hãng đã giảm xuống còn 1,2 USD so với 52 tuần trước đây với giá 4,48 USD. Doanh thu của hãng đã giảm khoảng 12,7% (khoảng 86,6 triệu USD) từ doanh thu của năm ngoái là 595,5 triệu USD. Thêm vào đó, nợ tiền mặt của hãng hiện nay là khoảng 375 triệu USD tiền mặt.

5. Blockbuster

4.jpg

Cổ phiếu của hãng cho thuê băng đĩa Blockbuster lớn nhất nước Mỹ đã giảm khoảng 10 USD so với 5 năm trước đây. Hãng đã có một quý III/2009 tồi tệ với doanh thu 910,5 triệu USD, giảm từ con số 1,16 tỷ USD của cùng kỳ năm ngoái. Lỗ ròng của hãng khoảng trong quý này của hãng là 114 triệu USD so với số lỗ 19 triệu USD của cùng kỳ năm 2008. Tình hình tài chính không khả quan khiến hãng bán và cho thuê băng đĩa này đã khiến Blockbuster góp mặt trong danh sách này của 24/7 Wall St.com

6. Eastman Kodak

5.jpg

Trong nhiều nỗ lực nhưng CEO, Antonio Perez của Eastman Kodak vẫn không thể vực dậy được hãng sản xuất các sản phẩm kỹ thuật số này từ khi ông về làm CEO của hãng năm 2005. Nhãn hiệu Eastman Kodak đã từng là một trong những nhãn hiệu lớn nhất của Mỹ trong thế kỷ 20.

7. Sun Microsystems

6.jpg

Tuy chưa có quyết định cuối cùng bởi sự phản đối của liên minh châu Âu nhưng có thể Sun Microsystems sẽ được sáp nhập vào Oracle để tăng lợi thế cạnh tranh.