Sử dụng "Sổ sức khỏe điện tử" thông báo phản ứng sau tiêm vaccine
Ứng dụng (app) Sổ sức khỏe điện tử hiện là một trong những tiện ích đang được các bộ ngành chức năng khuyến nghị người dân cài đặt và sử dụng sử dụng để hỗ trợ cho công tác tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19.
Theo Bộ Y tế, sổ sức khỏe điện tử tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin tiêm chủng cá nhân vaccine Covid-19, giảm thiểu các thủ tục hành chính.
Sổ sức khỏe điện tử hiện đã có phiên bản dành cho điện thoại chạy hệ điều hành:
Sổ có nhiều tính năng như: Khai báo y tế online; xác nhận tiêm vaccine ngừa COVID-19; chứng nhận tiêm chủng; phản ứng sau tiêm (cập nhật các triệu chứng, phản ứng bất lợi sau tiêm với tổng đài của cơ quan y tế); tìm cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất…
Bước thứ nhất, người dùng lên các kho ứng dụng Google Play hoặc AppStore trên điện thoại thông minh kết nối Internet tải về ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử. Lưu ý ứng dụng có biểu tượng (icon) hình trái tim màu đỏ, được phát hành bởi Văn phòng Bộ Y tế Việt Nam.
Một cách khác, tại các địa điểm tiêm vaccine, người dùng có thể quét mã QR Code để tải ứng dụng về điện thoại.
Bước thứ hai người dùng vào các trường kê khai thông tin để đăng kí tài khoản. Sau khi hoàn tất việc lưu trữ và gửi đi thông tin đăng kí người dùng sẽ nhận được mã QR Code cá nhân từ hệ thống gửi về, gọi là Mã sổ sức khỏe.
Đến đây, bước đăng kí và kích hoạt sử dụng ứng dụng xem như tạm hoàn tất.
Tại thời điểm hiện nay, vấn đề được quan tâm nhiều là tiêm vaccine ngừa COVID-19 và theo dõi lịch sử tiêm, tình trạng sức khỏe liên quan sau tiêm, đã được ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử cập nhật các tính năng trên để đáp ứng.
Nhờ đó, người dân sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể chủ động phản hồi thông tin về phản ứng sau tiêm và tình trạng sức khỏe với cơ quan y tế.
Trên ứng dụng, đối với những người dùng đã có đăng kí tiêm vaccine COVID-19, có thể truy cập vào mục Xác nhận tiêm để xem thông tin. Thông tin ở đây có 3 trường: Họ và tên, số điện thoại và kế hoạch tiêm.
Trường hợp người dùng đã tiêm hoặc chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 thì có thể tham khảo thông tin tại mục Chứng nhận tiêm chủng để xem thông tin. Những người đã tiêm 2 mũi thì ứng dụng cũng phản hồi về 2 chứng nhận tiêm chủng, màu vàng chứng nhận tiêm chủng mũi 1 và màu xanh chứng nhận tiêm chủng mũi 2.
Để điền phiếu khảo sát sau tiêm để đánh giá hiệu quả vắc-xin cho cơ quan y tế, tại màn hình chính ứng dụng chọn Phản ứng sau tiêm > điền phiếu khảo sát Thông tin tình trạng phản ứng sau tiêm.
Mục tiếp theo là Phản ứng sau tiêm vaccine. Theo đó, những người đã tiêm vaccine có thể vào đây thông báo tình trạng phản ứng sau tiêm theo các trường thông tin trong mẫu phiếu khảo sát (và cũng có thể tham khảo thêm danh sách phiếu khảo sát nếu đã có trả lời một phiếu khảo sát trước đó): Đối tượng tiêm, tên vaccine, ngày tiêm, thời gian xảy ra phản ứng, và trả lời câu hỏi “bạn gặp phải bất kì triệu chứng nào sau 7 ngày tiêm vaccine phòng COVID-19 không?”.
Trong trường hợp người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 trả lời là “có” thì ứng dụng sẽ hiển thị danh sách 16 mục các triệu chứng để người dùng tích chọn khai báo theo các tiêu chí “có”, “không”, “không nhớ”.
Ở phía dưới bảng danh sách các triệu chứng, hệ thống đặt câu hỏi “bạn có điều trị các triệu chứng đó không?”. Nếu người dùng trả lời là “có” thì ứng dụng lại hiển thị tiếp câu hỏi “bạn đã điều trị ở đâu?” để người dùng trả lời, cùng với đó là thông báo tình trạng hiện nay… Trong trường hợp người dùng khai báo đã thông báo tình trạng sức khỏe hiện nay với cơ sở tiêm chủng thì ứng dụng yêu cầu khai báo cơ sở tiêm chủng, rồi ấn vào nút lưu lại bản khảo sát.
Nếu gặp triệu chứng bất thường, bạn có thể liên hệ nhanh với bác sĩ, cán bộ y tế bằng cách nhấn vào nút Điện thoại màu đỏ > gọi 1900 8600.
Sổ sức khỏe điện tử sẽ đóng vai trò như một “Hộ chiếu vắc xin Covid-19” của bạn. Chúc mọi người sức khỏe!
Tham khảo Laodong.vn