10 thói quen của một lập trình viên thành công
Coder là một công việc khá khó khăn. Để thành công trong nghề, trước tiên bạn phải thật sự đam mê với nó và rèn luyện thêm nhiều yếu tố khác.
Nếu bạn đang có ý định bắt đầu sự nghiệp với nghề Coder, thì hãy nên dành chút thời gian của mình để theo dõi bài viết này nhé!
1. Chia sẻ công khai code do bạn viết càng nhiều càng tốt
Bằng cách chia sẻ công khai code của bạn, bạn trở nên đáng tin hơn trong mắt của mọi người (ít nhất là đối với những người đang sử dụng GitHub) và giúp code của bạn tốt hơn từng ngày.
2. Sử dụng Command-line khi có thể
Thông thường, giao diện command-line cung cấp cho bạn nhiều tính năng hơn bất kỳ GUI nào. Hơn nữa, nếu ứng dụng yêu thích của bạn không được hỗ trợ nữa, bạn sẽ cần phải tìm hiểu một công cụ mới; trong khi với CLIs, thường không thể thay đổi. Ngoài ra, bạn có thể làm trên nhiều servers. Một điểm nữa: Nếu làm được, cấp dưới của bạn có thể sẽ nghĩ bạn là một hacker thật sự đấy.
3. Đọc sách làm một thói quen developer
Hầu hết mọi người không đọc nhiều sách, các lập trình viên không phải là ngoại lệ. Một cuốn sách là một là một hình thức ôn tập kiến thức. Tôi thích sách hơn video vì tôi có thể đọc với tốc độ nhanh hơn và không bị phân tâm bởi các video nhảm nhí khác trên YouTube luôn chạy dọc theo các video công nghệ mà tôi đang xem, hay những nhân vật hoạt hình ngớ ngẩn trong một số khóa học Udemy hoặc thậm chí đường truyền (voice, chất lượng video , v.v…).
Do đó, tôi thường đọc hay nghe ít nhất 1 cuốn sách một tuần.
4. Viết nhật kí làm việc
Viết nhật ký làm việc, giúp ghi lại những thành tích của bạn cũng như các bài học kinh nghiệm. Hay tốt hơn, bạn nên để một quyển tạp chí code tại nơi bạn ghi chép lại những điều bạn đã làm và không làm. Viết nhật kí làm việc thật sự rất rẻ và tốt đấy các ông.
5. “Chăm chỉ” giao tiếp hơn
Email là một sự lựa chọn tệ trong giao tiếp. Các ứng dụng nhắn tin còn tệ hơn rất nhiều lần. Emoji giúp người chat biểu lộ nhiều cảm xúc hơn nhưng hiệu quả không lớn. Ngược lại, giao tiếp trực tiếp có thể giúp bạn dễ dàng truyền tải ý tưởng của bạn một cách rõ ràng nhất, kể cả những nội dung phức tạp nhất cũng có thể được giải thích rõ ràng để cho một bé học sinh lớp 5 hiểu “ gật gù “. Giả sử bạn gặp một người đang bị phân tâm, chịu áp lực, hay thiếu ngủ, hãy trò chuyện với họ bằng ngôn ngữ đơn giản nhất có thể. Hãy liệt kê các ý theo gạch đầu dòng và nhấn mạnh những điểm quan trọng bằng cách in đậm và TL; DRs.
Thay vì gửi email, đặc biệt khi bạn biết rằng vấn đề ấy có thể mất nhiều hơn 1 email để trình bày, hãy thường xuyên nói chuyện với mọi người qua điện thoại hoặc đi đến bàn làm việc của họ nếu hai bạn ở cùng một văn phòng, (Đôi khi bạn có thể cài đặt lại email của bạn để chỉ nhận được một phản hồi từ người khác thay vì 7 email qua lại … Bạn không nên xem email như một ứng dụng nhắn tin và cố gắng giữ chúng ngắn gọn nhất có thể).
6. Luôn có một lịch trình cho mọi buổi họp
Mọi người thường xuyên nhắn cho tôi trên LinkedIn hoặc qua email để hẹn tôi uống cà phê hoặc một buổi trò chuyện qua điện thoại. Tất cả họ đều là người lạ. Tôi hầu như luôn luôn hỏi lịch trình để tôi tự đặt ra những kì vọng và mục tiêu cho dù mục đích mời tôi của chương trình là tuyển dụng cho Capital One, giúp đỡ sự nghiệp của họ hoặc cùng họ xây dựng một dự án.
7. Tìm hiểu về Touch Typing
Điều này quá rõ ràng. Chúng ta đang dành thời gian cho những việc gì? Gần như 70-90% ngày làm việc (và kể cả những ngày nghỉ) của chúng ta đều phải đánh máy? Tôi phải há hốc mồm mỗi khi nhìn thấy các đồng nghiệp IT hay tech không đánh máy, thậm chí bằng bàn phím QWERTY. Nếu bạn muốn giỏi hơn những người khác, hãy học Colemak. Đó là thứ tôi đã sử dụng.
8. Sử dụng những công cụ tốt nhất
Bạn phải sử dụng các công cụ tốt nhất. Những thứ như editor, IDEs, thư viện, thiết bị (máy tính), bàn + ghế, WiFi, v.v… Nếu những thứ bạn đang sử dụng không thực sự tốt, bạn sẽ không tài nào có thể tập trung và làm việc hiệu quả trong nhiều giờ.
9. Tránh bị sao nhãng
Tránh theo đuổi những công cụ hào nhoáng được PR là giúp giảm khối lượng công việc khổng lồ của bạn. Bạn nên sử dụng các editor siêu cũ hoặc WiFi cực chậm nhưng vẫn có thể truyền tải hàng tấn code , thay vì sử dụng các công cụ có nền tảng siêu lớn và không thể làm được gì hữu ích.
10. “Làm chủ” các phím tắt
Mỗi giây bạn rút ngắn được có thể giúp bạn tiết kiệm được hàng giờ đồng hồ mỗi ngày . Bạn sẽ đỡ mệt mỏi hơn và có thể làm được nhiều thứ hơn khi sử dụng các phím tắt trong các hoạt động thường ngày như copy/paste, tạo mới, tìm, v.v..