Xây dựng ứng dụng đa nền tảng với Flutter SDK

IOS và Android là hai nền tảng mobile hàng đầu trên thế giới với rất nhiều điểm khác nhau, bắt đầu là khác biệt về môi trường phát triển ứng dụng. Đây cũng là 1 khó khăn cho nhiều “anh em” Mobile Developer khi phải phát triển một ứng dụng nhưng phải lập trình trên hai nền tảng khác nhau, gây mất thời gian, công sức và tiền bạc.

1. Flutter là gì ?

Flutter ra đời vào tháng 5/2017 dưới sự điều hành của Google. Đến nay, nền tảng này được sự quan tâm rất lớn, đang được sử phộng phổ bởi các developers và các tổ chức trên khắp thế giới. Nói chính xác, Flutter là một UI Framework miễn phí của Google cho phép tạo ra các ứng dụng có trải nghiệm chất lượng tốt trên Mobile (iOS & Android), Web, Desktop với codebase tương ứng với từng ứng dụng.

UI Framework là gì? Hiểu đơn giản, UI (giao diện người dùng) là những gì người dùng nhìn thấy, Framework là đoạn code có sẵn, được xem như là một bộ khung hỗ trợ người dùng tối giản công sức xây dựng phần mềm. Codebase trong tiếng Việt là “cơ sở mã”, là bộ tập hợp mã nguồn dùng để xây dựng hệ thống phần mềm.

Nhìn chung, UI Framework là “bộ khung” code được viết sẵn cho phép người dùng nhìn thấy và sửa chữa để phát triển phần mềm, cùng với codebase để xây dựng hoàn thiện hệ thống. Điều đặc biệt của Flutter đó là người dùng chỉ cần sử dụng một ngôn ngữ lập trình với một codebase để tạo ra một ứng dụng nhưng chạy được trên cả hai hệ điều hành Android và iOS.

2. Flutter làm gì ?

Flutter tích hợp nhiều module tính năng cho phép người dùng cá nhân hóa theo nhu cầu được xem như là một nền tảng có mã nguồn mở. Năng suất hoạt động nhanh, hỗ trợ người dùng phát triển phần mềm nhanh chóng và dễ dàng, sau khi sửa đổi code, chỉ mất một thời gian ngắn để xem lại kết quả và cập nhật ứng dụng.

Giao diện người dùng của Flutter đẹp và linh hoạt, hỗ trợ thực hiện nhiều widget khác nhau cũng như hỗ trợ tạo nhiều phức hợp widgets. Nhờ có hai thành phần quan trọng SDK và Framework linh hoạt, các ứng dụng từ Flutter có hiệu năng làm việc nhanh.

Điều cuối cùng được đề cập trong phần tính năng là một dấu cộng lớn: Flutter hoàn toàn miễn phí. Các tính năng của Flutter phù hợp với đa dạng người dùng, từ những người mới bắt đầu sử dụng cho đến những người đã thành thạo những nền tảng khác.

  • Đối với người dùng: Flutter giúp giao diện ứng dụng trở nên sống động & trực quan hơn.
  • Đối với nhà phát triển: Flutter giảm thời gian build app, tăng tốc độ phát triển ứng dụng, giảm chi phí và nhân lực do với 1 projects có thể chạy trên 2 nền tảng iOS và Android.
  • Đối với Designer: Flutter cung cấp thay đổi design nhanh chóng

3. Flutter sử dụng ngôn ngữ gì ?

Flutter sử dụng ngôn ngữ DART.

Dart là ngôn ngữ lập trình đa mục đích, mới được phát triển bởi Google. Dart có thể sử dụng cho lập trình Web, Server, Mobile app và các thiết bị IoT.

Ngôn ngữ Dart chịu nhiều ảnh hưởng bởi các ngôn ngữ khác, nhưng ngôn ngữ ảnh hưởng lớn nhất đối với Dart là Java. Điều này là 1 lợi thế cho bạn nào đã biết về JAVA thì học ngôn ngữ Dart rất nhanh và khi code Dart sẽ thấy có khá nhiều điểm tương đồng với Java.

Do ảnh hưởng bởi Java nên ngôn ngữ Dart là ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (OOP); và tất nhiên sẽ có các tính chất như: đóng gói, đa hình, trừu tượng và kế thừa.

4. Điều gì khiến Flutter độc nhất ?

Flutter không sử dụng Webview và OEM widget để hiển thị. Thay vào đó, Flutter sử dụng engine render riêng để vẽ các widget với độ tối ưu cao.

Thêm 1 điểm cộng nữa là, Flutter chỉ có 1 lớp mã code C/C++ nhưng hầu hết các thành phần systems lại được viết bằng Dart nên Devloper dễ dàng đọc và sửa đổi chúng. Điều này giúp developer có thể truy cập nhiều hơn trong system.

Editor và IDE nào có thể làm việc với Flutter:

  • Android Studio
  • IntelliJ IDEA
  • VS Code

Cơ hội làm chủ Flutter cùng Aptech