“Mua” tương lai bằng thực học- Dòng chảy mới trong tư duy IT trẻ

Người trẻ học IT- “Chúng tôi không chỉ muốn việc làm cho tương lai. Chúng tôi muốn “có” tương lai”.

“Mua” tương lai bằng thực học- Dòng chảy mới trong tư duy IT trẻ

Ảnh nguồn Internet

Việc làm ngành IT- “Kẻ ăn không hết, người lần chẳng ra”

Theo logic, vòng tròn khéo kín của “đào tạo- nhân sự- tuyển dụng- làm việc” phải có sự tương thích và luân chuyển hợp lý theo thời cuộc. Tuy nhiên, xét trên toàn cảnh thị trường lao động Việt Nam nói chung và ngành IT nói riêng, 4 yếu tố được nêu trên đang hoạt động như những nhóm đường thẳng chưa tìm được điểm chung.

Đa phần, việc đào tạo IT trong nước hiện nay chỉ giúp giới trẻ có được tấm bằng chứng nhận, may mắn hơn là kiếm được công việc. Trong khi đó, yếu tố “chuyên nghiệp”– có tác động quyết định sự tồn tại, khả năng thích ứng bền vững với nghề của nhân sự vẫn chưa được chú trọng một cách đúng mức.

future-1

Báo cáo Tổng quan về Thị trường Nhân lực do CareerBuilder công bố

Theo Báo cáo Tổng quan về Thị trường Nhân lực do CareerBuilder công bố, giai đoạn đầu năm 2014 cho thấy Công nghệ thông tin- Phần mềm thuộc top 3 danh sách ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng trực tuyến cao nhất. Trong khi đó, nhân sự thuộc lĩnh vực này lại chưa cung ứng đúng và đủ so với mong muốn của thị trường. Thống kê sâu rộng hơn của Viện Chiến lược CNTT cho thấy, hiện nay 72% sinh viên ngành CNTT không có kinh nghiệm thực hành, 42% thiếu kỹ năng làm việc nhóm. Đặc biệt là đối với các  sinh viên mới tốt nghiệp, chỉ khoảng 15% sinh viên ra trường đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp. Hơn 80% lập trình viên phải đào tạo lại.

Thực trạng này dẫn đến việc những nhân sự chất lượng cao trở thành “của hiếm” trên mặt bằng tuyển dụng. Đa phần trong số đó sẽ thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài- nơi đưa ra mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ thỏa đáng. Trong khi đó, khối lượng lớn lao động trẻ, vốn là nguồn lực có tiềm năng lớn cả về tư duy và năng suất lao động lại bị kìm hãm với quá trình “học lại” từ thực tế khi làm việc. Thậm chí, không thiếu những người trẻ phải chấp nhận thực trạng trái ngành, trái nghể để đảm bảo cuộc sống.

Thực học- Con đường “nắm tương lai thật chặt, giữ tương lai thật lâu”

future-2

Khảo sát do Tổng cục thống kê công bố

Theo công bố của Tổng cục thống kê, đóng góp lớn nhất vào mức tăng CPI của tháng 9 là phân mảng Giáo dục. Mức tăng hiện nay đạt tới 6,38% so với cùng kỳ tháng trước, trong đó dịch vụ giáo dục tăng 7,17%. Cũng theo khảo sát của các chuyên gia, Giáo dục ngày càng trở thành lĩnh vực yêu cầu sự đầu tư và nhận được sự đầu tư lớn từ người dân. Tuy nhiên, thực tế đang khiến quá trình này có định hướng ngày càng khác biệt.

Tác động của sự bất ổn toàn cầu đã khiến cả người lao động lẫn kẻ đi thuê bắt đầu chọn lọc hơn. Quy luật Cạnh Tranh- Đào Thải khiến Tương Lai của mỗi nhân sự không thể được đảm bảo bằng quan niệm “có việc làm”. Thay vào đó, phải là khả năng thích ứng, tồn tại lâu bền với nghề, thậm chí là việc “làm chủ” lựa chọn của chính mình. Tất cả những điều đó chỉ có thể đến từ quá trình Thực Học.

Từ đây, những mô hình đào tạo đáp ứng trực tiếp, theo hướng chuyên môn hóa trong lĩnh vực công nghệ trở thành xu hướng được đặc biệt đề cao. Việc giảng dạy tập trung không phải là phương pháp “xổi”, giúp giới trẻ có được kiến thức làm nghề nhanh chóng nhưng ngắn hạn. Ưu điểm của cách thức này là giúp người học hoàn toàn loại bỏ các yếu tố không cần thiết, nhờ đó có sự đầu tư cao độ với nghề. Đây là yếu tố rất quan trọng để nhân sự xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc, thích nghi nhạy bén

Đơn cử như khảo sát thực tế tại Hanoi- Aptech, đại diện liên kết đào tạo chuyên ngành CNTT với Tập đoàn Aptech ( Ấn Độ ) tại VN.  Đối với chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế ACCP, giáo trình biên soạn được tổng hòa từ kiến thức chuyên môn và nhu cầu của hơn 600 công ty phần mềm lớn trên toàn cầu. Các công nghệ như .NET (MicroSoft) và J2EE (Sun Microsystems) đã góp phần không nhỏ giúp nhiều thế hệ học viên Việt Nam có cơ hội vươn xa, hòa nhập cùng thị trường Thế Giới hoặc xây dựng sự nghiệp thành công của riêng mình. Bên cạnh đó, các khóa Tiếng Anh CNTT chuyên nghiệp cũng được Nhà Trường bổ trợ thường xuyên tới học viên. Gần 15 năm đồng hành cùng thương hiệu Aptech tại Việt Nam, Hanoi- Aptech và slogan “Đón đầu công nghệ” trở điểm đến đáng tin cậy trong lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin. Tỉ lệ 100% học viên tốt nghiệp chương trình ACCP tiêu chuẩn có việc làm, thậm chí thành công ở những vai trò cao hơn như CEO, Nhà sáng lập là minh chứng rõ nhất cho uy tín và chất lượng mà mô hình đào tạo như Hanoi- Aptech có được.

Tổng cục thống kê-3

Đặc biệt, hiện nay, Hanoi- Aptech đang dành tặng chương trình ưu đãi hết sức đặc biệt tới các Tân học viên Khóa lập trình viên Quốc tế ACCP. Theo đó, ngay khi tham gia kì thi tuyển đầu vào do Hanoi- Aptech tổ chức, các bạn sẽ có cơ hội nhận được:

– 01 Học bổng “Tài Trí” trị giá 60.000.000đ dành cho thí sinh thi đầu vào có điểm cao nhất (  40 điểm -> 45 điểm ).

 02 Học bổng “Xứng Danh” trị giá 35.000.000đ dành cho 2 thí sinh đầu vào có điểm cao thứ nhì và thứ ba với số điểm từ 35 điểm trở lên.

– 03 Học bổng “Triển Vọng” trị giá 20.000.000đ dành cho các bạn thi đầu vào có điểm cao tiếp theo với số điểm từ 25 điểm trở lên.

– Học bổng “Đồng hành” trị giá 15.000.000đ cho những ai đạt số điểm tiêu chuẩn khi đóng học phí cho toàn bộ khóa học HDSE.

Mọi thông tin chi tiết và đăng kí tham dự chương trình, mời xem tại Khóa Lập trình viên Quốc tế Hanoi- Aptech.

Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hanoi – Aptech
19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội – 043 5637511

Dương Linh