Điện toán đám mây có an toàn “tuyệt đối”?

Điện toán đám mây mang tới rất nhiều lợi ích “to lớn”. Nhưng sau những scandal về tính bảo mật của nhiều công nghệ, câu hỏi đặt ra là với điện toán đám mây, dữ liệu người dùng có thật sự an toàn.

Điện toán đám mây có an toàn “tuyệt đối”-1

Điện toán đám mây có lợi ích gì?

Điện toán đám mây xuất hiện từ những năm 1950 nhưng phải đến thời kì gần đây, thuật ngữ này mới thật sự “nổi tiếng”. Giờ đây, khi nói tới “đám mây”, có rất nhiều các dịch vụ và ứng dụng hoạt động dựa trên lợi ích mà nó mang lại như Dropbox hay Google Docs. Thật tiện lợi khi thay vì phải chạy một ứng dụng từ máy tính, bạn chỉ cần chạy một ứng dụng – thường là ở một ứng dụng web trực tiếp từ Internet bằng máy tính hoặc thiết bị di động mà bạn có.

Nhưng đó mới chỉ là lợi ích “hữu hạn” của điện toán đám mây, với những “cái đầu lớn” như Amazon Web Services, Rackspace hay Heroku, từ lợi ích của “đám mây”, bạn có thể phát triển nhiều thứ với một “tầm cao” mới. Đó là việc sử dụng tổ hợp máy tính thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển các ứng dụng, cơ sở dữ liệu. Hoặc thay vì “phải” sở hữu một sever để phát triển ứng dụng mong muốn, bạn có thể “thuê” nguồn dữ liệu điện toán từ một công ty mà bạn tin tưởng. Mức phí sẽ tương ứng với thời gian bạn “thuê” chúng.

Vậy còn tính an toàn của “đám mây”?

Mỗi quốc gia sẽ có những điều luật khác nhau về quản lý, đặc biệt là những dữ liệu có chứa các thông tin nhạy cảm, thông tin an toàn quốc gia. Vậy nên tất cả dữ liệu liệu được lưu trên đám mây dù mang tính “công cộng” vẫn phải duy trì dưới luật pháp của nước sở tại chứ không phải thuộc quyền “định đoạt” hoàn toàn của bất cứ đơn vị nào.

Lời khuyên là bạn nên cân nhắc về thông tin mà bạn có, tìm hiểu trung tâm dữ liệu của bạn ở đâu và các quy định nào liên quan tới lưu trữ dữ liệu của bạn. Nếu nó quá nhạy cảm, đôi khi tính bảo mật sẽ không được đảm bảo tuyệt đối. Ví dụ, báo cáo cho thấy dữ liệu của bạn được lưu trong một đám mây có tương tác với các trung tâm dữ liệu ở Mỹ. Lúc này, có thể chính phủ Mỹ sẽ xem xét các thông tin của bạn thông qua luật bảo vệ quốc gia. Nhưng ngoài ra, nếu thông tin của bạn ở mức độ “thông thường”, tính an toàn sẽ là khá cao.

Một công ty lưu trữ đám mây lớn thường sẽ có an ninh tốt hơn so với một server mà bạn tự vận hành. Hiện nay, Google đã bổ sung mã hóa AES-128 bit cho dịch vụ đám mây của mình. Trong khi đó, Dropbox sử dụng mã hóa AES-256 bit và hợp tác với Amazon để an ninh dữ liệu. Microsoft cũng cung cấp mã hóa AES cho các thư viện Azure của mình.

Như vậy, bạn có thể “khá” tin tưởng “đám mây” khi lưu trữ dữ liệu cá nhân, nhưng luôn nhớ là đừng bao giờ quá sơ sài với mật khẩu của mình. Dữ liệu quan trọng của bạn nên được mã hóa và sử dụng mật khẩu có tính an toàn cao.

Dương Linh
( Theo Mashable )