7 cách thức bảo mật sử dụng… bộ phân cơ thể

Trong tương lai, mật khẩu sẽ được phát triển dựa trên các đặc điểm sinh trắc học riêng của con người để bảo mật theo cách thức độc đáo nhất.

Công nghệ đang phát triển nhanh chóng và các thiết bị điện tử ngày càng lưu trữ nhiều thông tin quan trọng của mỗi cá nhân hơn bao giờ hết. Mật khẩu truyền thống là không đủ để bảo vệ bạn khi kẻ gian có thể dễ dàng có được chúng thông qua một vài thủ thuật. Các nhà khoa học đang rất nỗ lực trong việc khai sinh ra những phương pháp bảo mật hoàn thiện hơn trong tương lai gần.

1. Hình xăm

7-cach-thuc-bao-mat-su-dung-bo-phan-co-the-hanoi-aptech-1

 

Tại hội thảo D11 All Things Digital mới được tổ chức hồi tháng Năm năm nay, Regina Dugan, một nhà phát minh người Mỹ đang làm việc cho Motorola đã mang đến rất nhiều hình thức có thể thay thế cho mật khẩu truyền thống. Một trong số đó mang dáng dấp của công nghệ mang mặc. Theo đó, Dugan giới thiệu một loại hình xăm tạm thời chứa “ăng ten và cảm biến” có thể trao đổi tín hiệu như một mật khẩu để kích hoạt các thiết bị điện tử. Những hình xăm tạm thời này có thể tẩy bỏ bất cứ lúc nào và chúng chỉ có thể tồn tại trong nhiều nhất một tuần.

2. Thuốc viên
7-cach-thuc-bao-mat-su-dung-bo-phan-co-the-hanoi-aptech-2
Dugan cũng giới thiệu “thuốc viên mật khẩu” với hình dạng như một viên vitamin. Cụ thể, nội dung của viên thuốc này có thể được kích hoạt bởi axit trong dạ dày con người với khả năng gửi ra các tín hiệu điện tim đồ (ECG) 18 bit.Tín hiệu này có thể được dùng như một biện pháp an ninh cho các thiết bị trong vòng 24 giờ cho đến khi thuốc bị đào thải bởi các hoạt động bài tiết của cơ thể.
3. RFID
7-cach-thuc-bao-mat-su-dung-bo-phan-co-the-hanoi-aptech-3
Nhà nghiên cứu Amal Graafstra đã bắt đầu cấy những con chip FRID (viết tắt của radio-frequency idenification, tạm dịch: nhận dạng bằng sóng vô tuyến) vào cơ thể con người trong vòng một năm nay để thử nghiệm. Khi được kích hoạt bằng sóng vô tuyến, con chip FRID sẽ gửi đi một tín hiệu hoạt động như một mật khẩu của thiết bị.
4. Cử chỉ
7-cach-thuc-bao-mat-su-dung-bo-phan-co-the-hanoi-aptech-4
Công nghệ này thực ra đã có mặt trên một số thiết bị của Microsoft và Android. Cụ thể, với phương pháp bảo mật này, người dùng sẽ sử dụng một hình ảnh tùy chọn và mật khẩu sẽ là các chuyển động chạm hoặc lướt tay trên một số phần nhất định của bức hình.Dẫu vậy thì loại mật khẩu này cũng không hoàn hảo do các vết dấu vân tay để lại trên màn hình có thể làm lộ các các điểm chạm hình ảnh.
5. Khuôn mặt
7-cach-thuc-bao-mat-su-dung-bo-phan-co-the-hanoi-aptech-5
Hiện nay công nghệ bảo mật bằng cách nhận diện khuôn mặt đã xuất hiện trên khá nhiều thiết bị. Dẫu vậy, hầu hết các hệ thống bảo mật này đều chưa hoàn thiện khi kẻ gian có thể dễ dàng đột nhập nếu có được một bức ảnh của chủ sở hữu thiết bị. Đây sẽ là một thách thức mà các công ty cung cấp công nghệ nhận diện khuôn mặt cần giải quyết trước khi nghĩ đến triển vọng mang công nghệ này đến với nhiều thiết bị hơn.
6. Nhịp tim
7-cach-thuc-bao-mat-su-dung-bo-phan-co-the-hanoi-aptech-6
Mỗi một người lại có một nhịp tim khác nhau. Điểm khác biệt này đã làm các nhà khoa học tìm đến với ý tưởng sử dụng nhịp tim như một mật khẩu hoàn hảo trong tương lai. Mới đây, một nhóm các nhà khoa học Hồng Kông đã tạo ra thành công một thiết bị mã hóa bằng cách phân tích nhịp tim dựa trên các tính toán của thuyết hỗn loạn.Hiện nay, công trình này vẫn đang nằm trong giai đoạn phát triển thế nhưng Chun-Liang Lin, một nhà nghiên cứu thuộc dự án, đang tràn đầy hy vọng sẽ sớm mang được công nghệ này ra thị trường dưới dạng một thiết bị phần cứng có thể mã hóa và giải mã đơn giản bằng cách chạm vào nó.
7. Chuyển động mắt
7-cach-thuc-bao-mat-su-dung-bo-phan-co-the-hanoi-aptech-7

Cũng giống như nhịp tim, chuyển động của mắt là yếu tố riêng có của mỗi con người và rất khó để làm giả. Hiện các nhà khoa học thuộc trường Đại học Bang Texas, San Francisco cũng đang tiến hành nghiên cứu để có thể biến đặc điểm sinh học đặc biệt này thành một phương pháp bảo mật.

Dương Linh
( Theo TTVN )