– Hệ điều hành cho di động
– Tablet
– Dịch vụ điện toán đám mây
– Bản đồ trực tuyến
– Thanh toán điện tử
– Mạng xã hội
– Quảng cáo
– Thiết bị truyền thông, giải trí
– Và có thể sắp tới là Kính thông minh.
Tháng 6 là một thời điểm vô cùng sôi động, với liên tiếp các sản phẩm đột phá từ thung lũng Silicon. Tại hội nghị WWDC hàng năm, Apple đã công bố một loạt sản phẩm mới bao gồm chiếc Macbook Pro Retina và hệ Điều hành iOS 6. Vài ngày sau, đến lượt Microsoft đáp trả bằng việc “âm thầm” cho ra mắt chiếc máy tính bảng Surface được thiết kế từ trong ra ngoài bởi đội ngũ giàu kinh nghiệm từ Microsoft.
Tại hội nghị Google I/O, Google cũng ra mắt hàng loạt các sản phẩm mới như gói nâng cấp cho nền tảng tìm kiếm, phiên bản Jellybean mới nhất của Android, kính thông minh Google Glass, máy tính bảng Nexus 7 và thiết bị đa truyền thông mới là Nexus Q.
Apple
– Hệ điều hành Android của Google vẫn đang tích cực “chiến đấu” với iOS của Apple. Theo báo cáo, mỗi ngày có tới 1 triệu thiết bị chạy Android được kích hoạt mới và tổng số thiết bị chạy hệ điều hành này đã đạt khoảng 400 triệu đơn vị.
– Chiếc máy tính bảng Nexus 7 vừa được ra mắt là niềm hi vọng cho Google trong cuộc chiến với iPad của Apple nhằm chiếm lĩnh thị trường này.
– Chiếc TV nhãn hiệu Google có thể “ngang cơ” với TV của Apple trong việc mang về lợi nhuận từ thị trường giải trí hộ gia đình.
– Google Drive có tiềm năng to lớn để tranh giành thị phần với dịch vụ lưu trữ đám mây iCloud của Apple.
– Dịch vụ bản đồ trực tuyến Google Maps cạnh tranh cùng kẻ mới xuất hiện Apple Maps.
– Google Wallet, Google Music, Google Books… đối đầu với iTunes, iBooks.
Microsoft
– Chrome OS có thể coi là đối đầu với Microsoft OS.
– Google Apps đối đầu với Microsoft Office Apps.
– Hệ điều hành Android với đối thủ là Windows Phone.
– Tablet Nexus 7 với đối thủ không “đồng cân” Surface.
– Google Cloud đối đầu với Microsoft Azure Cloud.
– Google Drive đối đầu với SkyDrive của Microsoft.
– Google Search với đối thủ duyên nợ Bing.
Amazon
– Google Nexus 7 là đối thủ nặng ký nhất của Amazon Kindle Fire.
– Nền tảng Android đọ sức với Amazon Fork.
– Google Cloud muốn thách thức Amazon Web Services.
– Hệ thống ví điện tử Google Wallet đối đầu với hệ thống thanh toán điện tử của Amazon.
– Google Books, Google Music so tài với Amazon Music, Amazon Books.
– Cuộc chiến của 2 mạng xã hội Google+ và Facebook.
– Cuộc chiến ứng dụng nhắn tin Google Messaging và Facebook Messaging.
– Google Picasa so tài với Facebook Photos.
– Cuộc chiến tranh giành thị trường quảng cáo giữa Google Ad và Facebook Ad.
– Ứng dụng Facebook Social Discovery thách thức Google Search.
Ngoài ra là vô số công ty khác mà Google phải đối mặt như:
– Dropbox với Google Drive trên mặt trận trở thành trung tâm dữ liệu điện toán đám mây.
– Tablet Sonos với Google Nexus 7.
– Yelp với Google Local.
– Paypal, Square với Google Wallet.
– Twitter với Google+.
– Youtube và các dịch vụ video trực tuyến như Hulu.
Chi phí nhân lực cho cuộc chiến dài kỳ
Để đánh giá tình hình một cách chính xác, hãy nhìn lại lịch sử thế giới, bất kể một đế chế hùng mạnh nào, từ La Mã cổ đại, đến hoàng đế Napoleon vĩ đại, hay đế chế Ottoman, mỗi khi buộc phải trải sức trên nhiều mặt trận khác nhau đều đã gặp thất bại cay đắng. Trong trường hợp của Google đó là sự mất mát quá lớn về nguồn nhân lực.
Phải thừa nhận tình thế tiến thoái lưỡng nan mà Google hiện phải đối mặt. Dù có trong tay nguồn tài chính khổng lồ và sở hữu đội ngũ nhân viên đông đảo lên tới hàng chục ngàn người nhưng Google lại không tìm thấy sức mạnh thật sự áp đảo để giành chiến thắng trên tất cả các mặt trận. Công ty đã không còn ưu thế độc quyền về thu hút nhân sự tài năng để gia nhập vào bộ máy của họ.
Google vẫn đang tiến hành hàng loạt thương vụ mua lại từ lớn đến bé nhằm mục đích lôi kéo các cá nhân xuất chúng về phía mình, nhưng có thể những nỗ lực đó là chưa hề đủ. Các đối thủ cạnh tranh dường như đang có sức hấp dẫn nhân tài hơn hẳn. Square, Facebook, Instagram đang có quá nhiều lợi thế về môi trường làm việc và mức đãi ngộ để có thể “hút máu tài năng” từ chính Google.
Dù kinh nghiệm hay chất lượng sản phẩm của Google là điều hiện không thể bàn cãi, nếu không muốn nói là vượt trội so với phần còn lại của thế giới, nhưng ngay trong thập niên thứ 2 của thế kỷ 21 này, Google đang phải đối mặt với quá nhiều khó khăn. Các đối thủ, từ truyền kiếp như Microsoft, Apple, đến các startups mới nổi như Facebook, Dropbox, Square đều có thể gây bất lợi cho Google, khi họ sẵn sàng đầu tư cải tiến, mang lại những sản phẩm đột phá – những thứ có triển vọng vượt qua cả gã khổng lồ Google hiện nay.
Việc lao mình vào cuộc đua với các đối thủ trên quá nhiều mặt trận như vậy là rất mạo hiểm cho Google. Thậm chí việc cố gắng mở rộng phạm vi kinh doanh và tầm ảnh hưởng trên nhiều lĩnh vực sẽ khiến Google mất đi giá trị cốt lõi của một công ty chuyên về tìm kiếm, đồng thời đánh mất vị thế và hình ảnh trong cộng đồng người dùng. Đơn cử việc Google tích hợp những kết quả từ Google+ vào cỗ máy tìm kiếm của mình đã dấy lên làn sóng phản đối về việc công ty này đã quá lạm dụng thông tin cá nhân của người dùng.
Lịch sử phát triển của Google gắn liền với những quyết định và những sản phẩm táo bạo, những thứ tạo nên thành công cho công ty như ngày hôm nay. Khi công cụ tìm kiếm bị cho là lỗi thời, Google cải tiến và nâng cấp nó trở thành một dịch vụ hoàn hảo. Khi email tưởng chừng như đã quá tốt, Google phá vỡ mọi rào cản bằng một tiêu chuẩn mới cao hơn nhiều với Gmail.
Hai ứng ụng Google Maps và Google Docs dù có sự khởi động với quy “nho nhỏ”, nhưng đến nay chúng đã chứng tỏ được sức mạnh không thể thiếu được trong đời sống của người tiêu dùng. Điều này chỉ ra rằng, nếu công ty vẫn tiếp tục chăm chút và đầu tư kỹ càng cho các sản phẩm của mình, thì “ông lớn” này sẽ dễ dàng cho các đối thủ phải “hít khói” trong cuộc đua dài Marathon này.
Theo Genk.