Vẫn là câu chuyện “biết rồi, nói mãi” về nhân sự IT Việt, nhưng khi làn sóng Outsourcing tràn về thị trường Việt Nam một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mối tương quan giữa doanh nghiệp, nhân sự và vấn đề năng lực trở thành “nút thắt” đáng lo ngại hiện nay.
250 triệu đô la Mỹ cho dịch vụ outsourcing, Eastman Kodak giúp xu hướng này bùng nổ trên toàn Thế Giới- Ảnh nguồn Internet
Outsourcing không còn là khái niệm xa lạ trên Thế Giới từ hàng chục năm trở lại đây. Sau thời kì Eastman Kodak mạnh tay chi tới 250 triệu đô la Mỹ cho dịch vụ outsourcing trong lĩnh vực công nghệ thông tin ( năm 1989 ), các thương vụ tại lĩnh vực này trở thành lựa chọn tất yếu trong định hướng phát triển của nhiều công ty. Hiện nay, chi phí hàng năm cho outsourcing trên toàn thế giới đã lên tới hàng trăm nghìn tỷ USD, với sự dịch chuyển thường xuyên giữa các “công xưởng gia công” tiềm năng của Thế Giới.
Vậy thực chất Outsourcing là gì?
Khác với khu vực kinh tế mới phát triển như Việt Nam- nơi chiến lược cạnh tranh dựa trên chi phí thấp, doanh nghiệp tại các thị trường lớn mạnh như Mỹ, Anh, Nhật Bản…vượt qua quy luật đào thải bằng sự khác biệt. Để làm được điều này, các công ty tìm cách giảm tải chi phí và mức độ đầu tư cho việc thực thi dự án. Qua đó, tập trung phần lớn nguồn lực và thời gian cho hoạt động mang tính định hướng quan trọng như chiến lược sản phẩm, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực… Outsourcing chính là cách thức giúp các doanh nghiệp đưa quá trình thực thi dự án của mình tới triển khai tại những thị trường mới nổi, nơi chi phí đầu tư hạ tầng và mức lương của nhân công thường rất thấp.
Outsourcing tạo sự liên kết kinh tế trên toàn cầu- Ảnh nguồn Internet
Một trong những “ông lớn” của làng công nghệ có sự điều phối rất tốt bằng xu hướng Outsourcing là Apple. Các chi tiết của iPhone, iPad như màn hình, nút nguồn, tai nghe… được Apple phân định một cách cẩn trọng cho các đối tác tại nhiều thị trường để giảm tải chi phí và đảm bảo tiến độ. Đây là chiến lược quan trọng giúp Apple có được giá trị gia tăng khổng lồ từ nhiều năm nay.
2014- “Thời” của xu hướng Outsourcing tại Việt Nam
Những năm trước đây, Trung Quốc gần như lấn át hầu hết các thị trường khác khi được mệnh danh là “công xưởng lớn nhất Thế Giới”. Tuy nhiên, như nhận định của Giáo sư Pietra Rivoli, Đại học Georgetown: “”Trung Quốc đang muốn thoát khỏi cái bóng “công xưởng của thế giới”, thay vào đó là sự chuyển đổi thành nền kinh tế tri thức giá trị cao”. Giá nhân công tại Trung Quốc và Ấn Độ tăng cao giúp Indonesia, Singapore, Malaysia và cả Việt Nam trở thành những lựa chọn tối ưu tiếp theo.
Lễ khai trương Công ty transcosmos Việt Nam- Ảnh nguồn ICT
Mới đây, Tập đoàn transcosmos (Nhật Bản) vừa chính thức khai trương Công ty transcosmos Việt Nam. Công ty này đặt mục tiêu đạt doanh thu 2 tỷ yên vào năm 2018 và sẽ là doanh nghiệp lớn nhất thị trường về lĩnh vực thuê ngoài dịch vụ CNTT (outsourcing). Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài khác cũng đặt kỳ vọng vào thị trường nước ta khi lựa chọn 2014 làm thời điểm xây dựng và ra mắt trụ sở đại diện. Theo tiến trình này, sự xuất hiện số đông các nhà đầu tư nước ngoài đưa 2014 trở thành cột mốc đánh dấu thời kì bùng nổ mạnh mẽ xu hướng Outsourcing tại Việt Nam.
Outsourcing và “nỗi lòng” doanh nghiệp với chất lượng nhân sự IT Việt
Vẫn là câu chuyện “biết rồi, nói mãi” về nhân sự IT Việt, nhưng khi làn sóng Outsourcing tràn về thị trường Việt Nam một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết, mối tương quan giữa doanh nghiệp công nghệ, nhân sự và vấn đề năng lực trở thành “nút thắt” đáng lo ngại hiện nay.
Năng lực có tác động “kép” tới doanh nghiệp và người lao động- Ảnh nguồn Internet
Dù số lượng nhân sự đông đảo đã và đang hiện hữu trên thị trường IT Việt, đa phần các doanh nghiệp công nghệ vẫn gặp nhiều khó khăn trong việc tuyển dụng do chất lượng nhân sự còn bất cập so với yêu cầu. Như nhận định vui của một nhà phân tích: “Năng lực đang là “nàng thơ” mà người lao động và hầu hết các công ty IT chuyên nghiệp tại Việt Nam mong muốn có được”.
Ngoài thế mạnh “chi phí nhân công thấp, số lượng đông đảo”, thị trường nhân sự IT Việt chưa tạo được nhiều dấu ấn với các nhà đầu tư. Đa phần doanh nghiệp Việt Nam vẫn phát triển dựa trên chiến lược chi phí thấp, dựa vào nguồn nhân lực trung bình mà chưa thật sự quan tâm việc tuyển dụng người lao động có kỹ năng chuyên nghiệp nhằm nâng cao năng suất. Đi kèm với đó là việc đào tạo phần nhiều đặt nặng bằng cấp, chạy theo bề nổi, chưa chú trọng kỹ năng làm việc thực tế, tư duy chuyên nghiệp trong làm nghề. Thực trạng này dẫn đến việc khi thị trường công nghệ gia tăng về nhu cầu nhân lực, với những đòi hỏi cao hơn về chất lượng, câu chuyện chất lượng nhân sự lại trở nên nhức nhối và căng thẳng hơn bao giờ hết.
Theo báo cáo của ILO, các thị trường như Indonesia, Philippines, Thái Lan hiện cung ứng năng suất lao động gấp 2,5 lần Việt Nam. Đây cũng là yếu tố tác động lớn tới quyết định đầu tư của nhiều doanh nghiệp công nghệ.
Một thay đổi tích cực của lĩnh vực đào tạo công nghệ thông tin trong nước những năm trở lại đây là sự đón nhận của đông đảo giới trẻ dành cho nhiều mô hình giảng dạy IT theo tiêu chuẩn quốc tế. Điển hình trong số đó là Hanoi- Aptech, đại diện của Tập đoàn đào tạo Aptech ( Ấn Độ ) tại Việt Nam. Gần 15 năm phát triển và đồng hành cùng lĩnh vực giảng dạy Lập trình viên, Hanoi- Aptech đã cung ứng cho thị trường nhân sự hàng nghìn Kỹ sư công nghệ thông tin chuyên nghiệp, có kiến thức chuyên môn cao và khả năng ngoại ngữ tốt. Đặc biệt, hầu hết các học viên tại Trường đều được làm quen với áp lực làm việc ngay từ quá trình học tập. Nhờ đó, các bạn có sự thích nghi rất cao với nhiều môi trường làm việc sau khi hoàn thành chương trình. Cho đến nay, Hanoi- Aptech là một trong những đơn vị giảng dạy công nghệ hiếm hoi đưa ra cam kết “100% Kỹ sư công nghệ thông tin tốt nghiệp Khóa Lập trình viên Quốc tế ACCP tiêu chuẩn do Nhà Trường triển khai có việc làm đúng chuyên ngành”.
Đặc biệt, hiện nay, Hanoi- Aptech đang dành tặng chương trình ưu đãi hết sức đặc biệt tới các Tân học viên Khóa lập trình viên Quốc tế ACCP. Theo đó, ngay khi tham gia kì thi tuyển đầu vào do Hanoi- Aptech tổ chức, các bạn sẽ có cơ hội nhận được:
– 01 Học bổng “Tài Trí” trị giá 60.000.000đ dành cho thí sinh thi đầu vào có điểm cao nhất ( 40 điểm -> 45 điểm ).
– 02 Học bổng “Xứng Danh” trị giá 35.000.000đ dành cho 2 thí sinh đầu vào có điểm cao thứ nhì và thứ ba với số điểm từ 35 điểm trở lên.
– 03 Học bổng “Triển Vọng” trị giá 20.000.000đ dành cho các bạn thi đầu vào có điểm cao tiếp theo với số điểm từ 25 điểm trở lên.
– Học bổng “Đồng hành” trị giá 15.000.000đ cho những ai đạt số điểm tiêu chuẩn khi đóng học phí cho toàn bộ khóa học HDSE.
– Dành tặng mức giảm trừ 25% và voucher du lịch dã ngoại trị giá 868.000 đồng cho học viên của Lớp tài năng Lập trình viên Quốc tế ACCP Chấp Lượng Cao.
Mọi thông tin chi tiết và đăng kí tham dự chương trình, mời xem tại Khóa Lập trình viên Quốc tế Hanoi- Aptech.
Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hanoi – Aptech
19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội – 043 5637511
Dương Linh