Vào tháng 12 năm ngoái Jim Vaughan cho ra cuốn sách “Ra quyết đinh là điều vô cùng cần thiết để quản lí dự án thành công”. Sau đó cũng có khá nhiều các bài báo khác viết về cách làm thế nào để đưa ra quyết định chính xác như “Trường hợp cho những hành động chiến lược” trên McKenzie Quarterly. Trong sự nghiệp của mình, nhiều người đã lúng túng và đưa ra quyết định chậm trễ. Vì thế bài viết này muốn giúp các nhà quản lí dự án biết cách làm thế nào để đưa ra được quyết định đúng đắn nhất.
Rất nhiều nhà lãnh đạo lâu năm đã chỉ ra rằng quyết định tồi tệ nhất chính là không đưa ra được quyết định. Bạn có thể nhận thấy điều này bằng rất nhiều cách khác nhau với cùng một ý nghĩa. Những gì mà mọi người không nhận ra là việc tránh đưa ra quyết định. Hậu quả của việc tránh hoặc trì hoãn đưa ra quyết định sẽ được phân tích kĩ lưỡng. Trong nhiều bài viết chúng ta đã biết về những vấn đề gặp phải khi không đưa ra một quyết định kịp thời.
Thiếu quyết đoán là điều có thể gây bất lợi cho bất kì một dự án nào. Để thành công thì một dự án phải đi theo chính tiến trình của nó. Để đánh giá giá trị của một người quản lí dự án, ta thường đánh giá mức độ thành công của dự án đó. Cùng với đó, lãnh đạo dự án phải đảm bảo có những quyết định hiệu quả nhất.
Có 2 loại quyết định chính. Loại thứ nhất là quyết định nằm ngoài kiểm soát của nhà quản lí. Thứ 2 là loại nằm trong tầm kiển soát của họ.
Do nhiều quyết định nằm ngoài kiểm soát của ban quản lí dự án, nên những nhà quản lí dự án phải có những quyết định chính xác và hiệu quả nhất. Điều này bao gồm làm thế nào để thời gian đưa ra quyết định ảnh hưởng đến dự án. Cụ thể, những quyết định tốn thời gian có thể mang lại rủi ro cao hơn. Tất cả các yếu tố phải được chứng minh rõ ràng và gửi đến nhà tài trợ và người quyết định.Một khi đưa ra quyết định, nhà quản lí dự án sẽ có được đường lối cơ bản.
Khó khăn của những nhà quản lí dự án nằm ở chỗ những gì họ nên quyết đoán và những gì không nên quyết. Phương hướng cho những nhà quản lí dự án nằm ở chỗ nhìn lại tất cả quá trình đưa ra quyết định trong nội bộ ban quản lí dự án. Lãnh đạo các dự án có thể sẽ bị sa thải nếu tốn quá nhiều thời gian trong việc đưa ra quyết định.
Nhà quản lí dự án luôn phải cải thiện không ngừng bởi vì không ai có thể cho họ biết trình độ quản lí của họ đang ở mức nào. Kinh nghiệm của nhiều người chỉ ra rằng sẽ thoải mái hơn nếu bạn quyết đinh dựa trên chính những gì bạn đang kiểm soát được.
Thực hiện dự án từng bước một sẽ không chỉ đem lại thành quả cho người lãnh đạo mà còn cải thiện được các dự án của bạn. Hơn thế, điều này sẽ mang lại được hiệu quả cho dự án cũng như củng cố được vị trí của bạn với tổ chức của mình.