IV, Các công nghệ trong AJAX – CSS – Giới thiệu
Từ bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu các công nghệ trong AJAX và mối liên hệ giữa chúng.
AJAX là một tập hợp các công nghệ bổ sung lẫn nhau. JavaScript có vai trò chất keo kết dính các ứng dụng lại với nhau. Giao diện người dùng được tạo và tái nạp bằng cách dùng JavaScript để điều khiển Document Object Model, tạo và tổ chức biểu diễn dữ liệu cho người dùng, đồng thời xử lí các tương tác trên chuột và bàn phím.
Cascading Style Sheets (CSS) cung cấp một sự nhất quán trên cảm quan “look and feel” cho ứng dụng và khả năng thao tác mạnh mẽ với DOM. Đối tượng XMLHttpRequest (hay một cơ chế tương đương nào đó) được dùng để liên lạc một cách bất đồng bộ với server, đảm bảo việc gửi yêu cầu người dùng và tái nạp dữ liệu trong khi người dùng vẫn làm việc.
Cascading Style Sheet – CSS
Cascading Style Sheet – tạm dịch là bảng kiểu xếp chồng – là một phần không thể thiếu trong thiết kế Web, nó được dùng rất nhiều trong các ứng dụng Web truyền thống cũng như trong Ajax. Một stylesheet đưa ra cách kiểm soát các loại định dạng trực quan, nó có thể được áp dụng cho các thành phần riêng lẻ trên các trang.
Hơn nữa, cho các thành phần định dạng trực quan như màu sắc, lề, hình nền, tính trong suốt, kích cỡ, stylesheet có thể xác định cách mà các phần tử được bố trí quan hệ với các phần tử khác và tương tác với người dùng, cho phép các hiệu ứng khá mạnh mẽ.
Trong ứng dụng Web truyền thống, stylesheet cung cấp một cách hiệu quả để xác định cách thể hiện vị trí và có thể được dùng lại trong nhiều trang web khác nữa.Với AJAX, stylesheet cung cấp một “kho chứa” các giao diện xác định trước có thể áp dụng cho các phần tử động với độ dài các đoạn mã nguồn là nhỏ nhất.
CSS định dạng một trang web theo ba cách :
- Sử dụng trực tiếp kèm với các thẻ HTML (Inline Style Sheet)
- Định nghĩa trong một trang web (Internal Style Sheet).
- Định nghĩa thành một file CSS riêng (External Style Sheet). Trang web của chúng ta sẽ tham chiếu đến file CSS này.
Một quy tắc định dạng và bố trí gồm có hai phần: thành phần lựa chọn – selector và phần khai báo – style declaration. Selector đặc tả các phần tử được định dạng và bố trí, và style declaration khai báo các thuộc tính định dạng sẽ được áp dụng. Giả sử muốn tạo ra các dòng text trong level-1 heading trong tài liệu (đó là đoạn nằm trong thẻ <h1>) có màu đỏ.
Có thể khai báo thuộc tính CSS như sau:
h1 {color: red}
Chúng ta cũng nên phân tích:
Các ưu điểm của CSS trong thiết kế web
a. CSS giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và công sức cho việc thiết kế web.
Style trong phiên bản HTML 4.0 qui định cách thức thể hiện các thẻ. Style thường được lưu trong các file nằm ngoài trang web. Chúng giúp thay đổi cách thức định dạng và cách bố trí các trang web chỉ bằng cách thay đổi riêng file CSS.
b. CSS cho phép điều khiển cách định dạng và cách bố trí của cùng lúc nhiều trang web với chỉ duy nhất một lần thay đổi tại một vị trí.
c. Có thể định nghĩa nhiều style vào một thẻ HTML .
CSS cho phép đưa các thông tin định nghĩa thẻ thông qua nhiều con đường khác nhau. Style có thể được qui định ở trong chỉ một thẻ HTML, được qui định trong một trang web hoặc ở trong một file CSS bên ngoài.
d. Thứ tự áp dụng các định dạng
Như trên đã nói, có thể sử dụng nhiều cách khác nhau để làm CSS. Điều gì sẽ xảy ra nếu áp dụng nhiều cách định dạng cho một thẻ HTML? Theo một cách chung nhất ra có thể nói các style sẽ được “xếp tầng” (cascade). Việc xếp tầng này tuân theo thứ tự ưu tiên giảm dần như sau:
- Inline Style (Style được qui định trong một thẻ HTML cụ thể)
- Internal Style (Style được qui định trong phần của một trang HTML)
- External Style (style được qui định trong file CSS ngoài
- Browser Default (thiết lập mặc định của trình duyệt
Bài sau chúng ta sẽ đi vào: Cú pháp cơ bản của CSS.