Lập trình viên và bí quyết chinh phục thị trường Nhật Bản.
Sự thống trị của đại gia Nhật Bản trên thị trường phần mềm chắc hẳn ai cũng biết. Vậy làm sao để có thể chinh phục được vị đại gia khó tính này? Đây chính là bài toán dành cho các ứng viên có nguyện vọng tham gia vào thị trường CNTT trong nay mai.
Năm 2009, Việt Nam là một trong 10 quốc gia hấp dẫn nhất về gia công phần mềm trên thế giới theo công bố của A.T.Kearney – tập đoàn tư vấn hàng đầu Thế giới của Hoa Kỳ. Trong khu vực Châu Á, Việt Nam cũng được nhận xét là nước có tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ nhất trong lĩnh vực này. Đối với Nhật Bản, Việt Nam được coi là đối tác lớn thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ và Malaysia. Trong những năm tới Việt Nam đang phấn đấu để trở thành đối tác số 1 của Nhật Bản. Điều này hoàn toàn có thể đạt được trong tương lai gần bởi trong cái nhìn của người Nhật, Việt Nam là thị trường tiềm năng với vị trí địa lý thuận lợi, con người thông minh, chăm chỉ, văn hóa tương đồng và đặc biệt Việt Nam sẵn sàng điều chỉnh để hợp tác, một yếu tố mà các đối tác Nhật Bản cảm thấy rất hài lòng khi làm việc với người Việt Nam. Với điều kiện này chắc hẳn cơ hội dành cho các lập trình viên tương lai là rất lớn. Tuy nhiên, để thật sự trở thành ứng viên sáng giá trong con mắt nhà tuyển dụng nổi tiếng khó tính này thì bạn phải đảm bảo một số điều kiện sau: (Theo chia sẻ của ông Lê Quang Lượng, Tổng giám đốc công ty phần mềm Luvina, người có kinh nghiệm nhiều năm làm việc với người Nhật, trong hội thảo “Nhu cầu và kế hoạch quốc gia về nguồn nhân lực CNTT”vừa được VINASA tổ chức tháng 08 vừa qua)
- Tiếng Nhật: trình độ tối thiểu 2 Kyu, 3 Kyu
- Hiểu văn hóa Nhật
- Kiến thức nghiệp vụ
- Nguyên tắc làm việc:
- Trung thực
- Tính kỷ luật, tuân thủ quy trình
- Sự cẩn thận, tỷ mỷ, chính xác
- Định nghĩa rõ ràng về sản phẩm và giờ giấc
- Khả năng tự quản lý bản thân và quản lý người khác
- Dám chấp nhận tiếp thu cả những điều mình cảm thấy vô lý
Hãy chuẩn bị thật tốt để luôn sẵn sàng đối mặt với các nhà tuyển dụng dày dặn kinh nghiệm nhất các bạn nhé. Chúc các Lập trình viên tương lai sẽ thành công trên con đường sự nghiệp của mình.