Chế độ đa người dùng và mạng trong Windows XP

Trong công sở cũng như trong gia đình, không phải ai cũng có thể sở hữu riêng một PC cho mình. Vì vậy, sự thiết lập chế độ đa người dùng là rất quan trọng. Mỗi người sẽ có sự lựa chọn riêng của mình như: bookmark, cài đặt màn hình, thư mục My Documents… Hoặc bạn có một nhóm các máy tính nối mạng nhưng mạng của bạn nhiều lúc gặp trục trặc mà không biết cách giải quyết?

Trong bài viết này, VietNamNet xin chia sẻ với bạn đọc cách chung sống “êm đẹp” ở chế độ đa người dùng và giải quyết một số sự cố về mạng máy tính cơ bản trong Windows.

Tạo tài khoản mới cho người sử dụng

Trong Windows XP Pro, bạn vào Control Panel -> User Accounts, bạn chọn mục “Create a new account“. Sau đó, một đồ thuật sẽ hiện ra, bạn hãy điền tên cho tài khoản mới này, nhấn Next. Có 2 loại tài khoản cho bạn chọn:

  • Quản trị viên (Administrator) cho phép bạn toàn quyền sử dụng Windows như tạo tài khoản mới, cài đặt thêm các chương trình, thay đổi hệ thống…
  • Giới hạn (Limited) sẽ giới hạn khả năng của bạn, bạn chỉ được phép thay đổi mật khẩu, thay đổi chủ đề, ảnh,….

Khi chọn xong kiểu tài khoản, bạn hãy nhấn nút Create Account là hoàn thành quá trình tạo tài khoản mới.

Chuyển nhanh sang người sử dụng khác

Phải mất vài phút để ra khỏi phiên làm việc của người sử dụng này và đăng nhập vào người sử dụng khác. Windows XP có thể tăng tốc quá trình này gọi là FUS (Fast User Switching – chuyển đổi nhanh người sử dụng) cho bạn chuyển đổi nhanh sang người sử dụng khác mà không cần đăng xuất. Để mở nó, bạn hãy vào User Accounts trong Control Panel, nhấn chuột vào Change the way users log on or off, và đánh dấu chọn vào hộp Use Fast User Switching. Bây giờ, khi bạn chọn Log off, lựa chọn Switch User sẽ xuất hiện cho phép bạn lựa chọn nhanh người sử dụng khác mà không cần đóng bất cứ chương trình nào của người sử dụng hiện thời. Khi FUS được kích hoạt, bạn cũng chỉ cần nhấn phím tắt Windows + L (phím có biểu tượng cửa sổ, một số bàn phím không có phím này).

Tuy nhiên, sử dụng FUS đôi khi cũng phải rất cẩn thận. Bạn nên tránh thực thi các tiện ích ở mức hệ thống như các trình dồn đĩa, chống phân mảnh, quét vi rút… Bởi vì khi người sử dụng khác đăng nhập, máy PC của bạn sẽ không đạt được hiệu năng tốt nhất, các chương trình này sẽ làm tiêu tốn khá nhiều tài nguyên hệ thống. Tính năng chuyển đổi nhanh người sử dụng chỉ thích hợp khi bạn cần đăng nhập và làm việc gì đó thật nhanh chóng. Chú ý: tính năng này cũng sẽ không làm việc, nếu máy tính của bạn là thành viên trong một vùng tên miền.

Giới hạn truy cập vào Task Manager

Để ngăn ngừa người sử dụng khác loại bỏ các tiến trình quan trọng của bạn như quét vi rút và quản lý tài nguyên, bạn có thể sử dụng trình Group Policy Editor để vô hiệu hóa Task Manager. Hãy đăng nhập với quyền Administrator, bạn chạy Start ->Run, bạn gõ gpedit.msc. Bạn tiếp tục duyệt tới mục User ConfigurationAdministrative TemplatesSystemCtrl-Alt-Del. Ở bên khung bên phải, bạn nhấn đúp chuột vào Remove Task Manager và thay đổi trạng thái trở thành Enabled. Bạn vẫn có thể chạy Task Manager bằng cách, bạn nhấn chuột phải vào C:Windows System32TaskMgr.exe, chọn Run As… và gõ mật khẩu của Administrator.

Mạng máy tính

Bạn có một vài máy tính nối mạng và muốn chia sẻ tập tin và các kết nối Internet. Bạn cần phải làm gì? Windows có công cụ cài đặt và xử lý sự cố mạng.

Trong Network ConnectionsControl Panel, bạn chọn Set up a home or small office network và Windows sẽ hướng dẫn bạn cấu hình mạng máy tính của mình trong vài phút.

Nếu bạn đang sửa lỗi mạng, bạn hãy vào mục Network Troubleshooter ở trong Windows Help and Support. Phần hướng dẫn này rất hữu ích cho bạn.

Xử lý sự cố mạng

Khi mạng máy tính của bạn gặp rắc rối, Windows cung cấp cho bạn một số công cụ dòng lệnh khá hữu ích sau:

  • Ping diachi IP ( ví dụ: ping 192.168.2.3) cho phép bạn kiểm tra PC của bạn có liên lạc được với các máy tính, các thiết bị khác trong mạng với địa chỉ IP đó không. Trước hết, ping tới router để kiểm tra sự hoạt động của LAN, sau đó kiểm tra bằng ping một số địa chỉ ở ngoài để xem đó là sự cố ở bên ngoài hay không.
  • Tracert diachi IP (ví dụ: tracert 192.168.5.45) sẽ hiển thị các tuyến từ máy PC của bạn tới các máy tính hoặc các thiết bị mạng khác. Nếu bạn thấy không có hồi đáp, bạn có thể dự đoán đó là lỗi trên máy của bạn.
  • Ipconfig /all cho phép bạn xem toàn bộ các cài đặt điạ chỉ IP trong máy tính. Nếu máy tính của bạn gặp rắc rối khi kết nối mạng, bạn hãy thử lệnh ipconfig/renew để tạo mới các địa chỉ IP.
  • Netstat liệt kê danh sách các tất cả các cổng TCP/IP đang sử dụng trên hệ thống của bạn, lệnh này rất hữu ích khi bạn muốn tìm hiểu các Trojan có ở trong máy của bạn không.