Ngay cả khi bạn có công cụ tìm kiếm mạnh mẽ như Google, bạn vẫn sẽ phải lâm vào tình trạng “đãi cát tìm vàng” giữa hằng hà thông tin trên Internet nếu như bạn không biết chọn từ khóa đúng, cũng như áp dụng các tùy chọn mà Google đặt ra để hỗ trợ quá trình tìm kiếm.
Bài viết này chỉ tập trung vào cách tìm kiếm kết hợp toán tử đặc biệt. Đây là một phương thức để Google nhận biết bạn muốn hạn chế việc tìm kiếm trong những thành phần hay những đặc điểm nhất định của các trang web.
Toán tử OR. Google cho phép dùng từ khóa OR (OR viết chữ in) giữa các từ khóa cần tìm và kết quả thu được là các trang web có chứa ít nhất một từ trong tất cả cá từ khóa đó. Ví dụ bạn muốn tìm tất cả các tài liệu liên quan tới một trong hai (hoặc cả hai) chuẩn IEEE 802.11a và IEEE 802.11b thì bạn có thể dùng từ khóa: 802.11a OR 802.11b.
Toán tử filetype. Phần mở rộng của thông tin cần tìm cho phép bạn tìm thông tin theo kiểu tập tin cụ thể. Ngoài các file .txt, .html, hiện nay Google còn có thể tìm kiếm thông tin bên trong nhiều loại file khác nhau từ .pdf, .doc cho đến .flash, .swf. Rất nhiều người thường sử dụng từ khóa này để tìm tài liệu, sách điện tử ebook. Ví dụ nhập từ khóa “wep security” filetype:pdf vào Google, bạn sẽ có được nhiều tài liệu rất hay về bảo mật WEP trong mạng không dây (Xem hình 1).
Hình 2 ( Người Lao Động) |
Toán tử Intitle.
Intitle: Từ khóa 1_ từ khóa 2 … Cách này sẽ tìm ra
Hình 3 ( Người Lao Động) |
tất cả các trang web có titles bắt buộc có chứa từ khóa 1 và tiêu đề hoặc nội dung của các trang web kết quả có chứa từ khóa 2. Trở lại ví dụ trên, bạn có thể dùng từ khóa intitle: “Delphi ebook”+“tab”, có kết quả là những trang web có tiêu đề là delphi và nội dung có chứa tab. Chú ý: Ở đây bạn phải dùng dấu ngoặc kép vì giữa delphi và ebook có khoảng trống, nếu không dùng dấu ngoặc kép thì sẽ cho kết quả là các trang web trả về có tựa đề delphi còn nội dung là ebook và tab (Xem hình 3).
Hình 4 ( Người Lao Động) |
Toán tử site:tên miền.
Hình 5 ( Người Lao Động) |
Toán tử info:URL.
Toán tử link:URL. Cho phép tìm kiếm các trang thông tin có liên kết tới trang bạn cần tìm (tức là liên kết tới URL bạn đã nhập).
Toán tử related:URL. Cho phép tìm kiếm các trang web có thông tin tương tự một trang web bạn nhập.
Toán tử inurl:URL. Cách này sẽ tìm các trang web có địa chỉ URL bắt buộc chứa các từ khóa chỉ định. Đây là một kiểu tìm kiếm nên dùng trong trường hợp bạn không nhớ chính xác tên một URL nào đó. Cũng giống trường hợp toán tử intitle, bạn cũng có thể dùng inurl với 2 hay nhiều từ khóa như sau inurl:từ khóa 1_ từ khóa 2 … sẽ tìm trang web có địa chỉ URL bắt buộc chứa từ khóa 1 và nội dung trang web phải có chứa từ khóa 2.
Trên đây là một số câu lệnh giúp bạn có thể sử dụng Google một cách chuyên nghiệp và hiệu quả, tuy nhiên bạn có thể tìm được một danh sách đầy đủ hơn các thành phần câu lệnh của nó tại www.google.com/help/operators.html.
Cho phép bạn tìm thấy tất cả các thông tin về trang web mà bạn quan tâm. Ví dụ như muốn biết tất cả các thông tin có liên quan tới trang web www.microsoft.com như trang lưu trữ, các trang web tương tự, các trang có liên kết đến, hay các trang có từ khóa này thì bạn nhập từ khóa info:www.microsoft.com vào Google (Xem hình 5). Toán tử này cho phép bạn hạn chế kết quả tìm kiếm trong các vùng tên miền ở cấp cao nhất, được dùng chủ yếu trong trường hợp bạn muốn tìm một thông tin trong một trang web hay một tên miền nào đó. Ví dụ bạn muốn tìm các bài viết về chính trị trong trang web http://www.nld.com.vn, bạn chỉ cần nhập từ khóa “Chính trị” site:http://www.nld.com.vn (Xem hình 4). Ngoài ra, nếu muốn tìm các bài viết về chính trị trong tất cả các trang web của Việt Nam, bạn chỉ cần thay thế “Chính trị” site:vn. Dùng Intitle cho phép tìm kiếm thông tin dựa theo titles của trang web. Lưu ý: Title luôn phản ánh nội dung của trang web nên với cách tìm kiếm này sẽ có hiệu quả hơn rất nhiều cách dùng từ khóa đơn giản. Muốn tìm một ít sách có tiêu đề là delphi thì bạn chỉ cần nhập vào Google dòng intitle: “delphi ebook”, sau đó bạn sẽ có một loạt các cuốn sách thú vị về delphi (Xem hình 2).