Các loại màn hình Laptop

Tỷ lệ và độ phân giải  màn hình

Trước đây, hầu hết màn hình  laptop đều chỉ có hai loại “vuông” hoặc “rộng”. Trong thực tế, tỷ lệ màn hình  không đơn giản chỉ là “vuông” hay “rộng” mà còn được chia làm nhiều mức khác nhau, tùy vào độ phân giải.

Ví dụ, màn hình  15-inch “vuông” thông thường sẽ có mức phân giải 1024×768 pixel, hoặc 1400×1050 pixel, tương đương tỷ lệ 4:3. Đây là tỷ lệ thông dụng đối với màn hình  từ trước tới nay (đặc biệt là với loại màn hình  CRT hoặc TV). Màn hình  có tỷ lệ độ phân giải  4:3 thường không có ký hiệu W và gồm một số loại thông dụng sau:

Màn hình thường Màn hình rộng XGA / 1024×768 / 4:3 WXGA / 1280×768 / 5:3 SXGA / 1280×1024 / 5:4* WXGA / 1280×800 / (16:10) SXGA+ / 1400×1050 / 4:3 WXGA+ / 1440×900 / (16:10) UXGA / 1600×1200 / 4:3 WSXGA+ / 1680×1050 / (16:10) WUXGA / 1920×1200 / (16:10)

Hiện nay, màn hình  rộng với tỷ lệ 16:10 hầu như độc chiếm thị trường  laptop. Tỷ lệ 16:9 chủ yếu được dùng trong các thiết bị trình chiếu phim  ảnh, vì thế nếu bạn xem phim  DVD  trên laptop có màn hình màn hình  LCD  có số điểm ảnh không đổi nên khi card  đồ họa  xuất độ phân giải  thấp, nhiều pixel sẽ phải sử dụng các thuật toán hiển thị khác nhau để “ẩn” bớt đi. Hệ quả tất yếu là hình ảnh  sẽ bị mờ đi khá nhiều! rộng thì vẫn thấy các dải màu đen ở hai bên khung hình. Bạn cũng cần chú ý rằng

Kích thước màn hình

Nhà sản xuất liệt kê kích thước  màn hình  theo đường chéo và bằng đơn vị inch. Sau đây là danh sách các loại màn hình  thông dụng thường thấy trên laptop:

Tỉ lệ 4:3 thông thường:

• 14″ – XGA

• 15″ – XGA, SXGA+

Màn hình rộng thông dụng hiện nay:

• 10.6″ – WXGA (1280×768)

• 12.1″ – WXGA (1280×800)

• 13.3″ – WXGA (1280×800)

• 14.1″ – WXGA (1280×800)

• 15.4″ – WXGA (1280×800), WXGA+, WSXGA+

• 17″ – WXGA, WXGA+, WSXGA+, WUXGA

Trong số này, loại màn hình kích thước  tương đương 14.1-inch được ưa chuộng nhất, do sự cân đối giữa tính di động và sự thoải mái khi làm việc. Kích thước  15.4-inch phù hợp với loại laptop được sử dụng cho mục đích thay thế máy để bàn, còn 17-inch hầu như giới hạn người dùng  sử dụng ở một số lãnh vực nhất định (thiết kế đồ họa, biên tập phim, chơi game…). Kích thước  từ 13.3-inch trở xuống lại rất lý tưởng cho việc di chuyển do rất gọn và mỏng.

Hiện tại, màn hình  định dạng  rộng gần như chiếm ngôi đầu trên thị trường  laptop, nhờ ưu điểm giúp tăng cường khoảng không gian mắt nhìn, trong khi hạn chế tối đa việc tăng cường kích thước  thân máy. Về mặt sinh học, mắt người có khoảng nhìn ngang lớn hơn so với khoảng dọc, nên định dạng  rộng cũng phù hợp hơn. Thêm vào đó, các trò chơi và ứng dụng hiện đại cũng đã hỗ trợ tích cực cho tỉ lệ 16:10. Các mẫu máy với màn hình  4:3 không còn nhiều, ngoại trừ một số mẫu của Lenovo.

Glossy & Matte: màn hình  gương, màn hình  nhám mờ

Về hình thức, có hai loại màn hình người dùng  quen gọi là màn thường (nhám mờ – matte), và màn gương (glossy) – được ưa chuộng hơn.

Muốn biết laptop của bạn đang dùng loại màn hình  nào ư?

– Rất đơn giản, bởi đúng như tên gọi, màn hình  gương rất bóng nhờ lớp bảo vệ được phủ lên lên trên bề mặt hiển thị, nhằm giảm khoảng đen giữa các điểm ảnh, giúp tăng cường độ sáng và độ tương phản (tương ứng với việc thời gian  dùng pin  lâu hơn, bởi giảm năng lượng cung cấp cho màn hình).

Đáng tiếc là điểm yếu của màn hình  gương cũng chính là sự phản quang này. Một số người dùng  cho rằng dùng máy tính  với màn hình  gương gây mỏi mắt hơn so với màn nhám mờ.

Thế nhưng, khi được lựa chọn, đa số người mua đều chọn màn gương (:D), không chỉ vì tác dụng tăng sáng của nó, mà còn bởi vẻ ngoài khá “sành điệu” khi laptop có loại màn hình  này.

Màn hình gương cũng có mức giá cao hơn một chút so với loại thường.

– Xuất hiện ngay từ khi màn hình  LCD  ra đời, song  tới nay màn hình  thường (nhám mờ) vẫn được sử dụng. Với một số người thường xuyên sử dụng laptop, loại màn hình  này là lựa chọn hấp dẫn hơn bởi nó không bị phản chiếu ánh sáng như màn gương. Thêm vào đó, những dòng mới nhất có độ tương phản rất tốt, đồng thời giảm được khoảng đen giữa các điểm ảnh. Do vậy, chúng vẫn xuất hiện khá nhiều trong các dòng máy tính  đời mới của Apple, hay Dell.