Nhà sinh vật học vũ trụ Abel Mendez ở trường ĐH Puerto Rico đã chế tạo ra một “gói phần mềm”, có thể vẽ các hành tinh giống y như thật căn cứ vào dữ liệu khoa học thu thập được từ kính thiên văn.
Theo đó, “gói phần mềm” có thể vẽ được các hành tinh căn cứ vào kích cỡ, khoảng cách từ “ngôi sao cha mẹ”, đặc tính hóa học, cũng như tạo ra những hình ảnh 3D truyền về từ dữ liệu của kính thiên văn.
Hình ảnh này chỉ gửi về dữ liệu sau khi sứ mệnh của kính thiên văn Kepler của Nasa phát hiện “những hành tinh ngoại vi” bên ngoài hệ mặt trời.
Một hành tinh ngoại vi "nóng" có kích cỡ bằng sao Hỏa. (Ảnh: Dailymail) |
“Gói phần mềm” này có tên gọi Scientific Exoplanets Rendereris đã được thiết kế để phát ra những “hình ảnh thực” của nhiều hành tinh khác nhau và “vẽ” phuc dựng lại những hành tinh của Trái đất. Điểm đặc biệt, phần mềm còn có thể tìm ra những hóa chất tồn tại trên các hành tinh thông qua dữ liệu từ kính thiên văn về kích cỡ và nhiệt độ bề mặt của vũ trụ.
Không giống như “phác họa của họa sỹ” trong các tác phẩm nghệ thuật, phần mềm này cung cấp dữ liệu mang ý nghĩa toán học với độ chính xác cao.
Mendez cho hay, việc phục dựng hành tính Kepler-22b của Nasa màu sắc là đúng gam màu nhưng những đám mây có vẻ nhìn không giống lắm.
Phần mềm của Mendez được thiết kế đặc biệt để phục dựng lại những “hành tinh ngoại vi” giống Trái đất, không chỉ có đá hoặc đại dương trong tự nhiên mà có thể tạo ra những ngôi sao khổng lồ.
Ngoài ra, “gói phần mềm” đặc biệt có thể tái thiết ra những hiệu ứng thời tiết và các đám mây thực. Phần mềm này cũng có thể dùng để vẽ những mô hình hành tinh 3 D phục vụ cho mô phỏng và nghiên cứu.
Hiện phần mềm này vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và nó sẽ được công bố vào năm tới.
(Theo Báo Đất Việt)