Không thể phủ nhận Microsoft đang là một trong những tập đoàn phần mềm lớn mạnh nhất hiện nay. Qua nhiều năm, công ty này vẫn giữ vững được vị trí không thể thay thế của mình. Từ một hãng phần mềm, “đại gia” này đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ khi dần chuyển sự tập trung sang phần cứng.Hẳn những tín đồ công nghệ vẫn luôn tò mò về những bước phát triển tiếp theo của Microsoft. Hãy cùng xem những gì được dự đoán bởi những chuyên gia đối với nhà sản xuất đến từ Redmond.
Kế hoạch B cho Windows 8
Rõ ràng là kể từ thời điểm ra mắt, Windows 8 đã không thành công như Microsoft mong đợi. Không thể phủ nhận hệ điều hành này mang một giao diện mạnh mẽ, tuy nhiên Windows 8 lại có khả năng phát triển tương đối thấp. Bên cạnh đó không thể không nhắc tới vấn đề số lượng các ứng dụng trên hệ điều hành này vẫn còn khá hạn chế.
Tuy nhiên, rõ ràng là Windows 8 vẫn có số lượng lớn fan hâm mộ bởi những lợi ích mà nó đem lại. Số lượng lỗi trên hệ điều hành theo các báo cáo từ người dùng là ngày càng ít đi. Bên cạnh đó một ghi nhận cho Windows 8 đó là đã cải thiện đáng kể tốc độ khởi động lại thiết bị. Người dùng cũng có thể chạy các ứng dụng miễn phí theo một phong cách hoàn toàn mới.
Microsoft hoàn toàn có thể giành chiến thắng đối với “đứa con cưng” của mình bằng việc phô bày những lợi ích mà người dùng đạt được khi sử dụng hệ điều hành này. Bên cạnh đó, “đại gia” này cũng cần làm cho giao diện mới của Windows 8 trở nên bớt “kinh khủng” hơn, việc này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho những người dùng cao tuổi.
Đầu tiên, Microsoft có thể cung cấp cho người dùng tùy chọn để khởi động Windows 8 trong máy tính để bàn. Thêm nữa, nhà sản xuất đến từ Redmond cũng nên suy nghĩ về việc bỏ đi giao diện mặc định bao gồm các khung ứng dụng. Giao diện này có lẽ sẽ phù hợp với một chiếc tablet hơn.
Thứ 2, việc mang trở lại một số phiên bản của nút menu Start trên máy tính để bàn thực sự là rất hữu ích. Rất ít những đối thủ khác đã lưu ý tới vấn đề này. Cuối cùng, Microsoft nên chú ý đến những thông tin phản hồi và làm sạch bất kỳ sự gián đoạn gây nhầm lẫn nào giữa giao diện người dùng mới và máy tính để bàn.
Giảm giá Surface
Microsoft Surface là một chiếc tablet tuyệt vời, nhưng nó không phải là một chiếc iPad! Người dùng sẽ băn khoăn rằng tại sao phải bỏ ra cùng một số tiền để mua chiếc tablet thế hệ đầu tiên của một nhà sản xuất mới bước chân vào lĩnh vực này, bên cạnh đó lại chỉ cung cấp ít hơn phân nửa số ứng dụng so với đối thủ của mình. Surface có thể mang lại những ưu điểm nổi trội nhờ bàn phím và bộ ứng dụng văn phòng Office của mình. Tuy nhiên, đó không phải là tất cả những gì mà người dùng mong đợi từ một chiếc tablet.
Nói một cách đơn giản, Microsoft Surface đã được định giá quá cao. Nhà sản xuất này cần phải hạ giá sản phẩm này xuống nếu muốn cạnh tranh với những đối thủ đã quá lớn mạnh trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, nhà sản xuất đến từ Redmond có thể làm điều này khi Surface 2 ra mắt. Việc làm này sẽ tránh cho Microsoft giữ được thể diện và tránh được việc giảm danh tiếng như trường hợp của những “tiền bối” khác như BlackBerry PlayBook hay HP TouchPad.
Có thể trong mùa hè năm nay, thế giới công nghệ sẽ được chứng kiến một chiếc Microsoft Surface phiên bản mới với cấu hình mạnh hơn, kết nối LTE và những tiện ích khác mà giá thì chỉ tương đương với một chiếc iPad mini.
Sự phát triển của các ứng dụng cho Windows 8
Sự hạn chế về các ứng dụng chạy Windows 8 là một thiếu sót rất lớn cho hệ điều hành này. Ngay cả với những đối tác quan trọng như Facebook thì Microsoft cũng chưa trang bị được những ứng dụng cần thiết cho Windows 8 tương thích với mạng xã hội trên.
Có thể nói các nền tảng cần những ứng dụng hỗ trợ như cá cần nước vậy. Microsoft đã có sẵn những công cụ cần thiết để phát triển ứng dụng, cũng như việc chi phí để phát triển cũng không thành vấn đề. Vì vậy, trong năm 2013 này sẽ không có gì ngạc nhiên nếu tập đoàn này cho ra mắt hàng loạt các “cửa hàng” cung cấp các ứng dụng chạy trên nền Windows 8.
Tất nhiên, Windows 8 chỉ được cài đặt trên một phần nhỏ của những máy tính cá nhân. Nhưng khi các ứng dụng ra đời, lợi nhuận sẽ ngày một lớn hơn. Tuy nhiên, các nhà ứng dụng sẽ không tham gia vào trước khi con số đó tăng lên. Microsoft cần nhanh chóng có được “tên tuổi” của những ứng dụng đã quá nổi tiếng để tiếp tục kế hoạch này. Hi vọng chúng ta sẽ được thấy điều này trong vài tháng tới.
Windows Phone
Cuối cùng thì Microsoft cũng đã thành công trong việc mã hóa một nền tảng di động để tương thích với hệ điều hành trên máy tính – Windows 8 – đó là Windows Phone 8. Việc này đã mở ra một cánh cửa lớn cho các nhà phát triển với chiến lược nền tảng trên. Windows Phone vẫn đang trong quá trình đấu tranh cho sự tín nhiệm như là một nền tảng di động khả thi cho người dùng.
Cuối tháng này Windows Phone sẽ phải đối mặt với một đối thủ mới mang tên Black Berry 10. Một năm trước, khi Microsoft đã thực hiện thỏa thuận bước ngoặt với Nokia, sự kiện này khi đó trông giống như là tập đoàn đến từ Redmond này đã chiếm được vị trí thứ 3 một cách vững chắc trong thế giới di động.
Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại thì không ai có thể đoán trước được điều gì sẽ đến. Microsoft sẽ tiếp tục vững mạnh với hệ điều hành Windows Phone của mình hay một “cuộc soán ngôi” sẽ xảy ra? Cộng đồng công nghệ sẽ biết câu trả lời trong thời gian không xa nữa.
Phân chia phần mềm
Microsoft vốn nổi tiếng với việc kiếm ra bộn tiền từ những phần mềm của mình. Tập đoàn này có khả năng nhìn nhận được chính xác nhu cầu của khách hàng tiêu dùng và khách hàng doanh nghiệp, vốn đã khác nhau rất nhiều. Chính vì vậy, “chân lý” của Microsoft đó là một dịch vụ không nhất thiết phải phục vụ cho cả 2 đối tượng trên.
Hãy xem xét về sự kiện Microsoft mua lại Skype vào năm 2011. Vào thời điểm đó, rất nhiều người đã đặt ra câu hỏi về sự tồn tại của Lync, một dịch vụ của Microsoft có chức năng gần giống như Skype. Tuy nhiên nếu nhìn sâu vào vấn đề có thể thấy rõ câu trả lời. Lync đã được xây dựng như một công cụ kinh doanh và kết nối mạng, hơn nữa ứng dụng không chia sẻ tâm trí của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, Skype là một dịch vụ truyền thông nổi tiếng dành cho tất cả mọi người, và Microsoft đã cung cấp một kinh nghiệm tuyệt vời với ứng dụng này trong Windows 8.
Email web cho người tiêu dùng được xây dựng khá tinh tế và tiện lợi với Outlook.com, bên cạnh đó, bên đối tượng khách hàng kinh doanh vẫn có các ứng dụng Outlook truyền thống được hỗ trợ bởi Microsoft Exchange. Trong dịch vụ mạng xã hội, Microsoft đã nhìn thấy hiệu quả của việc hợp tác với những “đại gia” như Facebook và Klout cho các dịch vụ của người tiêu dùng, nhưng rõ ràng hãng vẫn có kế hoạch với Yammer ở phía bên kinh doanh.
Cộng đồng công nghệ có thể thấy rõ chiến lược của tập đoàn này: tiếp cận tới 2 đối tượng khách hàng theo 2 con đường khác nhau. Đây quả thực là một chiến lược tối ưu tuyệt vời cho một “bộ não” như Microsoft.
Microsoft mới hơn, nhanh nhẹn hơn
Microsoft đã dành phần lớn thời gian trong năm 2012 nhằm cải tạo và xây dựng lại phần mềm của mình để giải quyết các nhu cầu của khách hàng tốt hơn trong thập kỷ tới. Tập đoàn này bây giờ đã có một nền tảng thống nhất để tiếp tục phát triển công ty trên cả 2 thị trường: máy tính để bàn và điện thoại di động, cũng như là cơ sở để phục vụ cho các sản phẩm trong tương lai.
Microsoft đã bắt đầu chuyển sự chú ý của mình vào việc xem xét sự liên quan giữa các thiết bị chạy nền tảng Windows trong thời đại của những chiếc điện thoại di động. Công ty đã bắt đầu đặt cược trên các thiết bị và công nghệ mà chúng ta sẽ sử dụng trong 3 đến 5 năm kể từ thời điểm hiện tại. May mắn thay, công ty đã có một bộ phận R & D mạnh mẽ và hoàn toàn có khả năng phát triển các sản phẩm “đỉnh cao” như Google Glass.
Hi vọng rằng cộng đồng công nghệ sẽ được tiếp tục chứng kiến những sản phẩm độc đáo và táo bạo như Microsoft đã từng làm trong năm 2012 với “đứa con cưng” Microsoft Surface. Tập đoàn này bây giờ phải nhìn thấy giá trị của sự di chuyển đầu tiên và nhanh chóng. Chúng ta cùng hi vọng và chờ đợi những bước tiến tiếp theo của Microsoft trong năm 2013 này.
Tham khảo: Mashable