Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, lưu trữ dữ liệu là công việc sống còn để ngăn chặn mất dữ liệu quý giá. Dẫu vậy, theo cuộc thăm dò Backblaze được tiến hành bởi Harris Interactive, trong số 2,257 người được hỏi thì có 1/3 số máy tính chưa được sao lưu hay chưa bao giờ được sao lưu. Cuộc khảo sát này đã đưa ra kết luận rất “ảm đạm” rằng chỉ có 7% số người dùng thực hiện đúng việc bảo mật máy tính bằng cách sao lưu hệ thống của họ hàng ngày (hoặc hàng đêm).
Dave Simpson, chuyên viên phân tích thị trường cao cấp thuộc hãng 451 Group phát biểu: “Thật đáng tiếc khi có rất ít người bảo vệ dữ liệu quan trọng của mình. Một khi có vấn đề xảy ra, chúng hoàn toàn có thể mất mãi mãi”.
Đối với những phương thức sao lưu truyền thống lên ổ cứng cắm ngoài, phương pháp ngày càng phổ biến hơn là sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến đang dần thay thế. Dịch vụ sao lưu trực tuyến sẽ lưu dữ liệu trên server trong điện toán đám mây. Người dùng không cần tới bất kì ổ cứng cắm noài nào nữa và một khi dịch vụ được thiết lập, hệ thống có thể tự động hoàn thành công việc khi máy tính “nghỉ ngơi”.
Simpson nói thêm: “Sao lưu trực tuyến là sự thay thế lý tưởng đối với sao lưu cục bộ. Đây là lựa chọn phổ biến để lưu trữ các bản sao lên ổ cứng”.
Trong vòng 2 năm chúng tôi chú ý tới lĩnh vực này, có rất nhiều điều đã thay đổi. Hiện nay, có khoảng 40 công ty cung cấp các dịch vụ sao lưu trực tuyến. Họ đều có những tính năng tự động và ngoài việc phục hồi các file về máy chủ, rất nhiều (dù không phải là tất cả) dịch vụ giờ đây còn cho phép người dùng lấy lại những file đã lưu trên điện thoại hoặc máy tính bảng hoặc email chúng tới bạn bè hoặc người thân.
Tuy nhiên, mặc dù lưu file lên đám mây là cách tiện lợi để tự động công việc sao lưu, nó vẫn tồn tại một số Nhược điểm. Trước tiên, sao lưu lần đầu tiên sẽ diễn ra rất chậm, tốn nhiều thời gian phụ thuộc vào lượng dữ liệu và tốc độ kết nối Internet. Dẫu vậy, chỉ có bản sao lưu đầu tiên mới diễn ra chậm. Sau đó, cập nhật với dữ liệu mới chỉ mất trung bình khoảng 10 đến 15 phút.
Cũng gây bực mình không kém là rất nhiều dịch vụ lưu trữ trực tuyến chỉ sao lưu các file cá nhân – những file do chính bạn tạo – và “nói không” với những file mà hệ thống yêu cầu khởi động. Điều này có nghĩa là bạn chỉ được bảo vệ một phần.
Với hàng chục dịch vụ xuất hiện ngày nay, cho tới giờ việc khó khăn nhất là quyết định sử dụng dịch vụ sao lưu trực tuyến nào. Do đó, chúng tôi đã đăng ký 5 dịch vụ sao lưu trực tuyến nổi tiếng nhất hiện nay: Backblaze, Carbonite, CrashPlan, Mozy và Norton Online Backup. Chúng tôi đã kiểm tra chúng bằng việc sao lưu chiếc máy tính desktop chạy hệ điều hành Windows 7 Professional (một số dịch vụ này cũng làm việc với hệ điều hành Mac).
Trong khi tất cả các dịch vụ đều thực hiện cùng một tác vụ giống nhau – lưu trữ file lên đám mây – chúng còn cung cấp rất nhiều tính năng và lựa chọn giá khác nhau, giúp chúng ta dễ dàng chọn chúng, tùy thuộc vào những gì mình cần.
Backblaze
Đối với lính cứu hỏa, Backblaze là ngọn lửa được thiết lập cố ý nhằm bảo vệ một khu rừng. Người dùng máy tính nên coi Backblaze như một cách để cô lập các file quan trọng của mình khỏi tất cả các mối nguy hại.
Trung tâm của ứng dụng này là Backblaze's Control Panel, có thể khởi động từ icon Task Tray. Giao diện đẩy những thông tin quan trọng lên trước, hiển thị chúng khi có lần sao lưu cuối được tạo và những file đang chờ được gửi. Giờ đây đã có những nút để sao lưu, khôi phục dữ liệu và thay đổi cài đặt cho phần mềm.
Backblaze cung cấp khả năng lưu trữ không hạn chế, nhưng dịch vụ này lại hạn chế loại file có thể lưu trữ. Không giống như những dịch vụ khác trong bài, Backblaze không hỗ trợ một loạt các loại file. Theo mặc định, dịch vụ này lưu trữ tất cả các file người dùng như nhạc, ảnh và email nhưng lại phớt lờ file hệ thống, phần mềm và Windows mặc dù người dùng có thể kết hợp một số loại file, ví như file Windows và file phần mềm.
Người dùng có thể thiết lập các bản sao lưu của Backblaze được liên tục thực hiện (sao lưu lên đám mây bất kì lúc nào khi các file được lưu hoặc thay đổi), thực hiện theo lịch hoặc theo nhu cầu. Mặc dù dịch vụ này hỗ trợ sao lưu nội dung của một ổ cứng cắm ngoài, Backblaze không có khả năng sao lưu toàn bộ hệ thống sang ổ cứng cắm ngoài giống như những dịch vụ khác trong bài.
Không giống Mozy và Carbonite, Backblaze không đặt một dấu chấm màu nhỏ bên cạnh biểu tượng của file để đánh dấu rằng nó đã được sao lưu hoặc đã sẵn sàng để gửi. Khôi phục file nén cũng được hỗ trợ trong vòng 1 tháng kể từ khi chúng bị xóa. 1 tháng thực sự là khoảng thời gian ngắn so với chính sách không bao giờ xóa của CrashPlan. Bên cạnh đó, cũng không có cách nào để chia sẻ các file.
Một khuyết điểm khác của Backblaze là nó sắp xếp server của mình ở trung tâm dữ liệu duy nhất ở Mỹ, nơi dịch vụ này sẽ giữ bản sao của tất cả các bản sao lưu, do đó nó đặt tất cả các bản vào chung một nơi duy nhất.
Về mặt tích cực, Backblaze có hệ thống bảo mật đặc biệt, sử dụng key mã hóa 2,048-bit RSA Public/Private để bảo vệ 128-bit key mã hóa các file. Đây là ứng dụng có bảo mật tốt nhất trong số 5 ứng dụng được nhắc đến trong bài này.
Các tính năng hay khác bao gồm một chiếc đồng hồ đo tốc độ, hiển thị tốc độ dữ liệu được chuyển nhanh như thế nào trong quá trình sao lưu và một công cụ giúp người dùng tìm được máy tính bị mất hoặc trộm bằng cách thông báo cho người dùng về địa điểm của nó khi có kết nối Internet (Backblaze không thể disable máy tính từ xa).
Một bản sao lưu gia tăng 25MB sẽ mất 4 phút 31 giây, ở khoảng giữa so với 1 phút 3 giây của CrashPlan và 7 phút 23 giây của Norton. Khả năng tìm kiếm file bị mất của Backblaze mất khoảng 2.1 giây, cùng khoảng thời gian với các ứng dụng khác.
Thay vì khôi phục các file trực tuyến, Backblaze sẽ gửi một ổ cứng hoặc một tập hợp đĩa DVD có chứa bản sao lưu với mức giá $189 hoặc $99. Mức giá này cao hơn nhiều so với phiên bản Home Premium của Carbonite khi nó gửi cho bạn một ổ cứng chứa dữ liệu sao lưu.
Backblaze cho người dùng sử dụng thử 2 tuần. Dịch vụ này có giá $50 một năm và không hạn chế dung lượng lưu trữ. Tuy nhiên, nếu muốn sao lưu thêm máy tính khác, bạn sẽ phải trả thêm $5 mỗi máy thêm – trái với Norton khi họ không tính phí. Backblaze cung cấp phần mềm client dành cho PC và Mac. Không giống với các dịch vụ khác, dịch vụ này không có bất kì ứng dụng nào dành cho smartphone.
Kết quả kiểm tra
Trong quá trình thử nghiệm với cài đặt mặc định của Backblaze, dịch vụ này đã lưu 978MB trong vòng 1 tiếng 42 phút và 32 giây.
Chú ý: Do cài đặt mặc định của mỗi ứng dụng lại khác nhau nên lượng dữ liệu lưu được cũng sẽ khác nhau.
Tổng quan
Backblaze 2.0
Giá: $50/năm, $95/2 năm, $5/tháng
Làm việc với: Windows, Mac OS X
Ưu điểm: Không hạn chế dung lượng lưu trữ; có thể giúp định vị máy bị mất hoặc bị trộm; khá đắt; sẽ gửi sao lưu DVD hoặc ổ cứng; tốc độ khôi phục nhanh.
Nhược điểm: Không thể sao lưu toàn bộ hệ thống; không có ứng dụng cho Smartphone; không thể chia sẻ các file trực tuyến.
Kết luận:
Nói tóm lại, Backblaze có thể ngăn chặn việc mất dữ liệu bằng cách bảo vệ dữ liệu quý giá của bạn, nhưng nó lại quá giới hạn những gì có thể sao lưu.
Theo Quản Trị Mạng.