Trước đây, khái niệm sử dụng mã nguồn mở trong môi trường doanh nghiệp là không thể hình dung ra được, cho dù quy mô của doanh nghiệp là thế nào. Tuy nhiên, thời gian đã thay đổi và mã nguồn mở đã không còn bị đánh giá thấp nữa. Thực tế, giờ đây mã nguồn mở thường được nhắc đến đầu tiên mỗi khi cần một giải pháp nào đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nhắc rằng khi nghĩ tới mã nguồn mở, bạn cần phải biết một số điều. Nếu suy nghĩ kỹ hơn, có một số điều bất ngờ đang đón chờ bạn.
Với mục đích giúp người dùng mã nguồn mở luôn được tỉnh táo, chúng tôi cho rằng sẽ rất hữu ích khi liệt kê một số điều mọi người nên biết về mã nguồn mở trước khí sử dụng nó.
1: Không chỉ riêng Linux
Đây chính là nơi hầu hết mọi người thường gặp. Mỗi khi nói tới mã nguồn mở, mọi người thường nghĩ tới Linux đầu tiên. Điều này dẫn đến việc dư luận khẳng định mã nguồn mở chỉ dành riêng cho Linux. Tuy nhiên, điều này không hẳn vậy. Có rất nhiều dự án mã nguồn mở hỗ trợ đa nền tảng hoặc chỉ hỗ trợ Windows. Trang này sẽ liệt kê rất nhiều phần mềm mã nguồn mở dành cho Windows. Tuy nhiên, trang này không bao gồm một số phần mềm phổ biến, ví như Apache, MySQL và Drupal.
2: Không phải lúc nào cũng miễn phí
Để là một phần mềm mã nguồn mở, mã nguồn của nó phải mở với tất cả mọi người. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chính ứng dụng này phải miễn phí. Thực chất, có rất nhiều công ty kiếm được tiền từ dự án mã nguồn mở. Trong nhiều trường hợp, giá được tính cho những tính năng hỗ trợ hoặc tính năng phụ nhưng họ thường tạo một phiên bản miễn phí dành cho cộng đồng. Khi một công ty bán một phiên bản cộng đồng, nó thường là phiên bản bị rút gọn, phiên bản cơ bản của sản phẩm thương mại (nhưng vẫn là mã nguồn mở). Một ví dụ tuyệt vời chúng ta có thể kể tới là Zimbra, một công cụ email và cộng tác mạnh mẽ được cung cấp miễn phí, mã nguồn mở cùng với một phiên bản khác có mất phí (cùng nhiều tính năng hơn).
3: Nó có thể được và không được hỗ trợ
Một số phần mềm mã nguồn mở cunug cấp lựa chọn hỗ trợ (đôi khi với một mức giá phù hợp) và một số phần mềm thì không. Đây thường là phần ngoài hợp đồng của các công ty lớn. Tuy nhiên, ngay cả khi một số phần mềm không có hỗ trợ đường dây nóng 24/7 để gọi mỗi khi có việc cần, nó không có nghĩa là họ không có hỗ trợ. Đôi khi, có những diễn đàn hoặc danh sách email để hỗ trợ. Trong một số trường hợp, bạn còn có thể liên lạc với cả người đã lập trình (hoặc làm việc với) phần mềm đó. Lựa chọn hỗ trợ chắc chắn là có – ngay cả khi hỗ trợ không tương thích với tư duy của doanh nghiệp.
4: Người dùng có đầy đủ quyền truy cập vào mã nguồn
Mặc dù điều này không áp dụng với người dùng thông thường, chúng tôi vẫn liệt kê nó nhằm đảm bảo rằng người dùng có thể hiểu hết các khả năng. Thực tế, mã nguồn mở có nghĩa là bạn có đầy đủ quyền truy cập vào mã nguồn của một phần mềm. Điều này không có nghĩa là bạn cần truy cập vào nguồn. Đây là lời đồn đã có từ rất lâu rồi. Chỉ là bởi mã ở đó và mở không có nghĩa là nó cần thiết. Thực tế, người dùng có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở cả đời và không cần phải động chạm gì đến mã của nó. Tuy nhiên, mỗi khi bạn hoặc công ty bạn cần thực hiện một số chỉnh sửa cho một ứng dụng, mã của ứng dụng này luôn mở cho bạn.
5: Mã nguồn không chỉ dành cho lập trình viên
Rất nhiều người cho rằng bởi tính chất của mã nguồn mở, chỉ các lập trình viên mới sử dụng tới nó. Liệu có phải do mã nguồn có sẵn? Liệu có phải độ mở của mã đồng nghĩa với việc chỉ những người biết cách đọc, chỉnh sửa và xây dựng lại mã mới có thể và nên sử dụng nó? Không phải. Bất kì ai cũng có thể sử dụng phần mềm mã nguồn mở với hoặc không cần kỹ năng chỉnh sửa và xây dựng lại phần mềm. Một điều chắc chắn là hầu hết người dùng mã nguồn mở không có kỹ năng ngôn ngữ lập trình đơn.
6: Không phạm luật khi sử dụng nguồn mở
Nhờ có SCO, mọi người trước đây thường cho rằng việc sử dụng nguồn mở là bất hợp pháp. Tuy nhiên, tất cả đã thay đổi khi SCO bị loại bỏ. Việc sử dụng phần mềm nguồn mở không vi phạm bất kì luật sở hữu trí tuệ nào cả. Vậy nên bạn có thể thoải mái sử dụng nguồn mở và không bị kết tội phạm luật.
7: Không cần là chuyên gia mới có thể sử dụng nó
Điều này liên quan tới entry trước. Hãy nhẩm theo tôi: Tôi không cần phải là một chuyên gia máy tính mới có thể sử dụng phần mềm nguồn mở. Vẫn có một câu hỏi cũ: “Bạn có phải viết riêng driver để sử dụng nó?”. Câu trả lời đã có từ lâu, Không. Rất nhiều người vẫn nghĩ rằng phần mềm mã nguồn mở là dành cho các chuyên gia, những người có thể lập trình phần mềm ngay cả khi ngủ. Thực tế lại không phải vậy. Thực ra, với hầu hết các dự án mã mở, giờ đây bạn không cần phải cài đặt từ nguồn. Hầu hết các nền tảng đều có cài đặt nhị phân với mục đích giúp việc thêm phần mềm mã mở vào máy tính dễ dàng như việc cài đặt phần mềm riêng. Trong một số trường hợp, nó thậm chí còn dễ dàng hơn. Và việc sử dụng hầu hết các phần mềm mã mở cũng tương tự. Mã mở đã phát triển theo hướng ngược lại so với người dùng máy tính thông thường. Khi độ “thông minh” của người dùng máy tính thông thường giảm thì tính dễ sử dụng của phần mềm mã nguồn mở lại tăng.
8: Hầu hết các phần mềm mã nguồn mở đều đáng tin cậy như các phần mềm khác
Phần mềm mã mở ở tất cả mọi nơi. Nó có trên Download.com.vn, Download.com, trên thị trường Android Market, ở bất kì công cụ Add/Remove Software do Linux phát hành, từ các trang trên toàn thế giới,….bất kì nơi nào bạn có thể nghĩ tới. Nếu tìm kiếm trên Google, bạn có thể thấy chúng. Có rất nhiều trang dành riêng cho phần mềm mã mở trên một số nền tảng cụ thể và ngay cả Microsoft cũng dành riêng một trang cho mã nguồn mở. Mã nguồn mở đã phát triển một chặng đường dài từ nguồn gốc ban đầu, khi việc tìm kiếm đối thủ cho một phần mềm bản quyền giống như đi tìm kim trong một đống rơm rạ. Giờ đây thì đống rơm rạ đã thu nhỏ dần còn cái kim thì đã lớn hơn rất nhiều.
9: Phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ không giống với mã mở
Hầu hết người dùng đều quen thuộc với phần mềm miễn phí và phần mềm chia sẻ. 2 dạng phần mềm này không giống với mã mở. Nếu mã nguồn của phần mềm không mở, phần mềm này không phải là phần mềm mã nguồn mở.
10: Chắc chắn bạn đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở
Bạn đang sử dụng trình duyệt Firefox? Nếu có, bạn đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở. Thực tế, có rất nhiều người đang sử dụng phần mềm mã nguồn mở mà không ý thức được điều này. OpenOffice, Thunderbird, Pidgin, Drupal, WordPress, GnuCash, Notepad++, và rất nhiều phần mềm khác đều được sử dụng rộng rãi. Đó là không kể tới các phần nhỏ của mã nguồn mở bằng cách nào đó đã tìm được đường vào các phần mềm độc quyền.
Một xu hướng đang phát triển mạnh
Phần mềm mã nguồn mở không còn tiếng xấu vốn đã gắn với nó từ lúc ban đầu xuất hiện. Rất nhiều ứng dụng mã nguồn mở giờ được đánh giá ngang bằng hoặc vượt trội so với đồng nghiệp của nó. Chúng ta đều hy vọng xu hướng này tiếp tục phát triển, đặc biệt là ngày càng có nhiều người dùng chuyển từ máy tính để bàn truyền thống sang các giải pháp đám mây hoặc ảo hóa.
Nếu đang cân nhắc việc sử dụng các phần mềm mã nguồn mở, có những điều bạn nên biết và có rất ít điều bạn cần phải biết. Hãy trang bị cho bản thân thông tin chuẩn, việc bạn sử dụng phần mềm mã nguồn mở sẽ không rắc rối và lo lắng nữa.
M.N (Theo Quantrimang)