Thế hệ “Coder” Việt Nam

“Coder” hay còn gọi là “lập trình viên” – những người làm ảo thuật với các đoạn mã, các ngôn ngữ lập trình trên những công cụ, tạo hoặc nâng cấp các chương trình nhằm tăng tính hiệu quả – họ chính là những người đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập và phát triển ngành công nghệ thông tin Việt Nam.

Programer (Lập trình viên) hay còn được cộng đồng mạng gọi với cái tên “Corder” là người thiết kế, xây dựng và bảo trì các chương trình phần mềm máy tính, phần mềm ứng dụng.

Làm ảo thuật với các đoạn mã, các ngôn ngữ lập trình trên những công cụ, họ có thể tạo ra các chương trình mới, sửa lỗi hay nâng cấp chương trình đó để tăng tính hiệu quả của việc sử dụng máy tính hay phần mềm hóa các thao tác phức tạp của một công việc nhất định. Theo cách hiểu này về những Coder, bạn đọc dễ dàng nhận thấy rõ vai trò quan trọng của họ trong công cuộc hội nhập và phát triển ngành công nghiệp phần mềm của nước nhà như hiện nay.

Xếp hạng 20/25 quốc gia có khả năng thu hút gia công dịch vụ tốt nhất, theo đánh giá của Tập đoàn Tư vấn quốc tế A.T. Kearney, Việt Nam còn được Nhật Bản coi là một trong những nước gia công công nghệ thông tin tốt nhất trong số 5 nước được họ lựa chọn. Hơn thế, đến năm 2010, Việt Nam đặt mục tiêu trở thành 1 trong 15 quốc gia gia công xuất khẩu phần mềm lớn nhất trên thế giới và rõ ràng thế hệ những Coder chính là lực lượng nòng cốt để đạt được những mục tiêu quốc gia này.

Ông Trương Xuân Nam – Giám đốc đào tạo Hanoi-Aptech, một trung tâm chuyên đào tạo về Lập trình viên quốc tế có uy tín tại Việt Nam, cho biết: “Các chương trình đào tạo của Aptech dựa trên những khảo sát, nghiên cứu xu hướng phát triển công nghệ của thế giới và những yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, với khả năng tiếp cận tri thức công nghệ nói chung, kiến thức lập trình nói riêng, các Lập trình viên Aptech hoàn toàn có thể tự tin làm chủ và đi đầu trong công cuộc hôi nhập ngành công nghiệp phần mềm của nước nhà, họ là một thế hệ những Coder Việt Nam”.