Nghề lập trình và tư duy “mặc vest đi cày”

Đó là khi “những chiếc áo vest” bằng cấp hào nhoáng khiến nhiều lập trình viên tương lai lạc bước trên “cánh đồng” công nghệ rộng lớn, nơi đề cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp và sự nỗ lực không ngừng.

Tại sao nghề lập trình lại có mức lương hấp dẫn?

Nghề lập trình và tư duy “mặc vest đi cày”-1

 Larry Page- Nhà sáng lập hãng tìm kiếm Google. Ảnh theo Internet

Larry Page- Nhà sáng lập của hãng tìm kiếm khổng lồ Google đã nói : “Rất nhiều công ty không thể có được thành công một cách trường tồn. Vậy điểm sai cơ bản ở đâu? Chính là ở chỗ họ thường không bắt kịp tương lai”. Tốc độ phát triển chóng mặt của công nghệ đã đào thải hoặc làm suy kiệt con số không nhỏ các doanh nghiệp mỗi năm, trong khi những “kẻ tồn tại” giành chiến thắng với mức lợi nhuận đáng mơ ước.  Bởi vậy, không có gì khó hiểu khi lập trình viên luôn có được mức lương khá hậu đãi, bởi họ chính là những “chiến binh” để doanh nghiệp đạt được tham vọng.

Theo Đại diện Rikkei Soft tại Việt Nam, hiện nay: “Các công ty gia công xuất khẩu phần mềm Nhật Bản sẵn sàng trả lương cao gấp 2 – 3 lần so với doanh nghiệp Việt để tuyển được người. Tại Việt Nam, sinh viên ra trường có bằng tiếng Nhật và bằng CNTT trung bình chỉ nhận mức lương khoảng 600 USD, nhưng mức lương mà doanh nghiệp Nhật Bản đề xuất có thể lên đến 1.500 – 2.000 USD”. Với xu thế này, nhiều nhà phân tích nhận định trong những năm tiếp theo, thị trường nhân sự công nghệ của Việt Nam sẽ là cuộc đối đầu gắt gao giữa doanh nghiệp ngoại và nội nhằm tranh giành ứng viên thật sự có khả năng.

Thay vì “mặc vest đi cày”, hãy chuyển mình cùng xu hướng chuyên môn hóa nghề lập trình

“Những chiếc áo vest” bằng cấp hào nhoáng đang khiến nhiều lập trình viên tương lai lạc bước trên “cánh đồng” công nghệ rộng lớn, nơi đề cao kỹ năng, tính chuyên nghiệp và sự nỗ lực không ngừng.

Ông Trương Xuân Nam, Giám đốc Hanoi- Aptech ( chi nhánh liên kết của Tập đoàn Aptech tại Việt Nam ) nhận định: “Trên Thế Giới, nghề lập trình có tốc độ phát triển và mô hình hoạt động của một ngành công nghiệp. Các doanh nghiệp sở hữu hàng nghìn lập trình viên, và điều họ quan tâm không phải là nhân sự của mình đến từ ngôi trường danh giá nào. Với họ, lập trình viên phải là những “thợ code” chuyên nghiệp, rồi mới đến định mức cao hơn là khả năng code “sáng tạo” và nhạy bén”.

Nghề lập trình và tư duy “mặc vest đi cày”-2

Thay đổi tư duy để nắm bắt xu thế nghề lập trình. Ảnh theo Internet

Tuy nhiên, thực tế tại Việt Nam lại cho thấy tư duy “ngược” của giới trẻ khi học nghề công nghệ thông tin. Việc dùng bằng cấp để chứng minh năng lực là không sai, nhưng việc “chạy theo” bằng cấp bằng mọi giá, bỏ qua kỹ năng cần thiết nhưng vẫn chờ đợi doanh nghiệp đón nhận là điều không tưởng trong khối ngành lập trình. CEO Lê Quang Hiếu (Công ty cổ phần, phần mềm Solid ) chia sẻ: “Bất kì một công ty phần mềm lớn nhỏ đều cần chứng minh năng lực để có dự án. Vì vậy, chúng tôi không thể chào đón một Cử nhân có thành tích học tập sáng giá, nhưng lại làm việc như học sinh chờ được đào tạo thêm lần nữa ở môi trường làm nghề. Solid đã từng trả về nhiều hồ sơ khá dày về thành tích và chứng nhận, nhưng đón nhận gần như ngay lập tức một bạn trẻ tới phỏng vấn với duy nhất sản phẩm thực tế mà bạn đã làm”.

Đây cũng là nguyên nhân hiện nay, mô hình học tập đáp ứng trực tiếp nhu cầu doanh nghiệp như Hanoi- Aptech đang là sự lựa chọn của những ai muốn theo đuổi ngành lập trình một cách chuyên nghiệp. Đối với chương trình đào tạo Lập trình viên Quốc tế ACCP, giáo trình biên soạn được tổng hòa từ kiến thức chuyên môn và nhu cầu của hơn 600 công ty phần mềm lớn trên toàn cầu. Các công nghệ như .NET (MicroSoft) và J2EE (Sun Microsystems) đã góp phần không nhỏ giúp nhiều thế hệ học viên Việt Nam có cơ hội vươn xa, hòa nhập cùng thị trường Thế Giới hoặc xây dựng sự nghiệp thành công của riêng mình.

Gần 15 năm đồng hành cùng thương hiệu Aptech tại Việt Nam, Hanoi- Aptech và slogan “Đón đầu công nghệ” trở thành cặp bài trùng của ngành IT Việt. Tỉ lệ 100% học viên tốt nghiệp chương trình ACCP tiêu chuẩn có việc làm, thậm chí thành công ở những vai trò cao hơn như CEO, Nhà sáng lập là minh chứng rõ nhất cho uy tín và chất lượng mà Hanoi- Aptech gây dựng được.

Nghề lập trình và tư duy “mặc vest đi cày”-3

Đặc biệt, hiện nay, Hanoi- Aptech đang dành tặng chương trình ưu đãi hết sức đặc biệt tới các Tân học viên Khóa lập trình viên Quốc tế ACCP.

Theo đó, ngay khi tham gia kì thi tuyển đầu vào do Hanoi- Aptech tổ chức, các bạn sẽ có cơ hội nhận được:

01 Học bổng “Tài Trí” trị giá 60.000.000đ dành cho thí sinh thi đầu vào có điểm cao nhất (  40 điểm -> 45 điểm ).

02 Học bổng “Xứng Danh” trị giá 35.000.000đ dành cho 2 thí sinh đầu vào có điểm cao thứ nhì và thứ ba với số điểm từ 35 điểm trở lên.

03 Học bổng “Triển Vọng” trị giá 20.000.000đ dành cho các bạn thi đầu vào có điểm cao tiếp theo với số điểm từ 25 điểm trở lên.

Học bổng “Đồng hành” trị giá 15.000.000đ cho những ai đạt số điểm tiêu chuẩn khi đóng học phí cho toàn bộ khóa học HDSE.

– Dành tặng mức ưu đãi giảm trừ lên tới 27.7 % học phí kỳ đầu tiên khi nhập học tại Hanoi- Aptech tới thân nhân ( con ) của các Thương binh, Liệt sĩ và những Chiến sĩ ( bộ đội ) phục viên có mong muốn học tập tại Trường ( chương trình không áp dụng cùng ưu đãi khác ).

Mọi thông tin chi tiết và đăng kí tham dự chương trình, mời xem tại Khóa Lập trình viên Quốc tế Hanoi- Aptech.

Trường Đào tạo Lập trình viên Quốc tế Hanoi – Aptech
19 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội – 043 5637511

Dương Linh