Nghề IT: Nhu cầu lớn

Cạnh tranh cao










Tuy nhiên, theo các nhà tuyển dụng thì họ vẫn thích tuyển người đã từng đi làm được vài năm hơn là SV mới ra trường bởi SV mới ra trường vào làm họ phải mất nhiều thời gian để đào tạo, thậm chí có nơi than phiền vì mệt mỏi đào tạo lại.



Nhu cầu tuyển dụng nhiều trong khi nhu cầu người học cũng lớn.



Thống kê sơ bộ, một số trường năm 2005 cho thấy thí sinh chọn học ngành IT khá nhiều.



ĐH Bách khoa TP.HCM, thí sinh đăng ký ngành này là 2.365 thí sinh, cao thứ 2 sau ngành điện – điện tử (2.553 thí sinh đăng ký dự thi).



ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐHQG TP.HCM), ngành CNTT tin vẫn nằm trong tốp đầu với số thí sinh ĐKDT cao nhất trường này là 2.575.



Tại ĐH Nông lâm TP.HCM, ngành công nghệ thông tin mới mở được khoảng 4 – 5 năm. Theo ông Trần Đình Lý, ĐH Nông lâm TP.HCM, so với các ngành khác, ngành này năm nào điểm chuẩn cũng nằm ở tốp trên và luôn hút thí sinh.



Update liên tục



Các ngành cụ thể trong lĩnh vực IT bao gồm: Quản trị mạng, An toàn thông tin mạng, lập trình, quản trị dữ liệu…Chỉ tính riêng lập trình viên hay kỹ sư phần mềm, hiện cả nước có khoảng 5.000 người.



Ông Vĩnh Hồ, Công ty phần mềm và truyền thông VASC cho biết, khác với nghề bác sĩ, càng về già thì càng được nhiều người biết đến, nghề IT chủ yếu “sung” ở thời trẻ. CNTT là một môi trường đầy thách thức do công nghệ liên tục đổi mới. Cho nên, phải tranh thủ thời gian để học hỏi và nâng cao tay nghề hơn nữa.



Bà N.H Linh, Công ty CP Tư vấn Chuyển giao Công nghệ cho rằng, nghề lập trình không phải dễ đối với con gái. Có nhiều hôm, ngồi cả ngày không nghĩ ra một vấn đề, đến khi nửa đêm tỉnh giấc nhớ ra là phải ngồi viết liền. Cái khó của nghề lập trình viên là đòi hỏi tư duy cao.



Ông N.Dũng, hiện đang du học tại Australia tâm sự: “Với kinh nghiệm 6 năm làm an toàn thông tin mạng tại Việt Nam sang nước ngoài, hầu như phải làm lại từ đầu. Bên nước ngoài, họ đòi hỏi rất cao tính tư duy logic và kiến thức thực hành nhiều”.



Anh M. Tuân, nhân viên IT cho ngân hàng ACB gần 5 năm, cho rằng: Giáo trình học Kỹ sư tin học ở trường so với ra ngoài thực tế đi làm rất xa.



Ông A.Tuấn vừa là nhân viên IT, vừa là giảng viên của một trường ĐH lớn ở TP.HCM cũng đồng tình, giáo trình dạy CNTT ở các trường ĐH cập nhật thông tin mới rất chậm. Để có được bài giảng và kiến thức rộng cho SV, giảng viên phải tự tìm tòi thông tin trên mạng và tiếp cận các doanh nghiệp xem bài giảng của mình còn thiếu cái gì, và cần gì.