Với việc áp dụng hệ điều hành nguồn mở Linux trong laptop, Lenovo sẽ trở thành nhà sản xuất PC thứ hai cung cấp hệ điều hành nguồn mở cho PC của khách hàng. Tuy nhiên, ngay cả khi có những bước tiến trong lĩnh vực hệ điều hành, các nhà phân tích vẫn nhận định phải mất một thời gian vài năm nữa thì Linux mới có khả năng đe dọa những hệ thống độc quyền như Windows.
Nhà phân tích Raven Zachary của nhóm 451 Group nhận xét vẫn là quá sớm để đưa ra bất kỳ một bình luận nào khi ông này được hỏi về quyết định bán notebook ThinkPad kèm với phiên bản Linux SUSE của Novell. Theo ông thì xét về mặt thẩm mỹ, Microsoft và Apple vẫn tiến xa vài năm so với Linux. Trong lĩnh vực này, để đặt chân vào vùng lãnh địa bấy lâu vẫn là của Windows và Mac OS của Apple thì các đối tác phân phối Linux như Novell, Ubuntu, và Red Hat cần phải có những kỹ sư và những nhà thiết kế tài năng thực sự. Raven Zachary nói: “Apple và Microsoft có ưu thế về đội ngũ kỹ sư và thiết kế tuyệt vời với kỹ năng làm việc độc lập và theo nhóm.” Hiện Novell đang dựa vào các dự án kỹ thuật và thiết kế cộng đồng như GNOME và KDE – vốn không có nhiều ảnh hưởng nếu không dựa trên kinh nghiệm của người sử dụng.
Tuy nhiên, Lenovo mới đây đã chấp thuận để nhà sản xuất PC thứ 2 Dell tham gia phân phối Linux – một dấu hiệu chứng tỏ một sự cải thiện đáng kể. Tháng 5 vừa rồi, Dell cho biết sẽ bán một số desktop và notebook cùng với phiên bản Linux Ubuntu. Nhà phân tích Stephen O’Grady của RedMonk nhận định: “Linux đang xâm nhập theo nhiều con đường khác nhau. Hiện tại Linux vẫn chưa đủ khả năng đe dọa thị phần của Windows nhưng nhận được sự chú ý của nhà sản xuất PC lớn thứ 2 trên thế giới đã là một bước tiến đáng kể của sản phẩm này.”