Hội thảo “Nghề lập trình, cơ hội và thách thức”

Bốc thăm may mắn

. Thu hút đông đảo bạn trẻ ham thích lập trình
. Học bổng 300 USD thuộc về bạn Lê Bá Thọ, SV năm thứ hai ĐH Bách Khoa

Buổi hội thảo do Trường Lập trình viên Hanoi-Aptech tổ chức với khách mời là ông Phạm Minh Quý (Giám đốc công ty phần mềm GTID) đã thu hút đông đảo các bạn trẻ yêu CNTT và quan tâm đến nghề lập trình. Điều đáng nói là số lượng các bạn nữ đến dự buổi hội thảo cũng chiếm số lượng khá đông.

Các diễn giả đã cung cấp những thông tin khá thời sự và tin cậy về nghề lập trình cũng như đưa ra các phân tích xác đáng dựa trên kinh nghiệm nhiều năm làm việc trong lĩnh vực lập trình của họ.

Lý giải cho sự lên ngôi của nghề lập trình trong những năm gần đây, ông Quý cho rằng:“Làm lập trình là một công việc được ngưỡng mộ trong xã hội, bởi không phải ai cũng có tư duy để theo đuổi công việc này. Cùng với việc luôn luôn tìm tòi các hướng đi mới, công nghệ mới, người làm lập trình luôn được sống trong môi trường sáng tạo và phát huy tính sáng tạo một cách tối đa.” Tất nhiên, cùng với đặc điểm là được ngưỡng mộ trong xã hội thì nghề lập trình hiện cũng được cho là “hợp thời” bởi có rất nhiều cơ hội dành cho họ. Rất nhiều các công ty nổi tiếng trên thế giới như: IBM, Boing… đang tìm kiếm đối tác, cơ hội mở chi nhánh tại VN để gia công phần mềm. Công ty FPT cùng hàng trăm các công ty phần mềm lớn nhỏ khác của VN cũng liên tục tuyển dụng Lập trình viên.

Cơ hội dành cho những người làm lập trình là rất lớn và hấp dẫn xong chúng ta cũng đang phải đối mặt với những cản trở trong việc đào tạo. Qua những thắc mắc của sinh viên trong buổi hội thảo, có thể nhận thấy hướng nghiệp trong nghành CNTT cho chính những sinh viên CNTT cũng rất cần thiết. Băn khoăn“Em học lập trình nhưng có theo nghề lập trình không?” không phải là không phổ biến. Băn khoăn này được giải đáp phần nào với “sơ đồ” con đường phát triển của một lập trình viên sau khi ra trường của ông Quý. Thực ra, có rất nhiều lựa chọn cho một người học về lập trình như: trở thành một lập trình viên, chuyên gia lập trình, tester, chuyên gia phân tích, quản lý dự án phần mềm, hoặc một khả năng cũng rất thường xảy đến: làm kinh doanh. Thực tế cho thấy nhiều học viên sau khi tốt nghiệp tại Hanoi-Aptech đã chọn con đường làm kinh doanh và cũng rất thành công.

Buổi hội thảo cũng chỉ ra sự phát triển của nghành phần mềm trên nền tảng Internet trong thập kỷ tới, và hướng đi của các công ty phần mềm lớn dựa trên những phân tích về xu hướng cung cấp phần mềm trực tuyến và mạng xã hội.

Bạn Lê Bá Thọ (SV ĐH Bách Khoa), người may mắn nhận suất học bổng 300USD cho biết:“Hội thảo đã cung cấp cho em nhiều thông tin, kinh nghiệm rất tốt cho em khi ra trường”.