Hậu phiên tòa Microsoft – mở đường cho mã nguồn mở

Tính đến thời điểm thứ hai (22/10/2007) khi Microsoft phải chịu thua phán quyết chống độc quyền tại châu Âu, các đối thủ có thể nhận thấy thị phần của “gã khổng lồ” đã giảm đáng kể.

Ảnh hưởng thực sự của thỏa thuận mà Microsoft đạt được với Ủy ban châu Âu EC có thể gây nên các mối quan hệ tranh cãi tại Hoa Kỳ với các công ty phần mềm mã nguồn mở như Novell. Hôm thứ hai, Ủy ban châu Âu EC tuyên bố Microsoft sẽ bắt đầu tuân theo một quyết định chống độc quyền từ năm 2004, trong đó chỉ ra Microsoft đã ngăn cản các đối thủ sản xuất sản phẩm tương tự một cách không công bằng. Công nghệ đang được nói đến bao gồm phần mềm sử dụng trong các doanh nghiệp để chạy các máy tính chủ. Ủy ban cho biết Microsoft đã cam kết công nhận các hãng phát triển mã nguồn mở phi thương mại tiếp cận thông tin tương hợp trong công nghệ phần mềm máy chủ hoặc công nhận quyền sản xuất các sản phẩm tương tự. Chủ tịch Ủy ban Cạnh tranh châu Âu, bà Neelie Kroes nói: “Các sản phẩm mã nguồn mở là lựa chọn duy nhất đối với người sử dụng, do đó trở thành công cụ cạnh tranh sống còn của Microsoft.” Thực tế, một số hãng ủng hộ vấn đề chống độc quyền để chống lại Microsoft tại châu Âu như Sun Microsystems và IBM đã bắt đầu hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực mã nguồn mở, phần mềm Linux.

Ủy ban đồng thời khen ngợi thay đổi trong các điều khoản cấp bằng sáng chế của Microsoft nhằm tiến đến sự công bằng trong hoạt động kinh doanh mã nguồn mở. Ngay cả việc Microsoft thực hiện thỏa thuận, một nỗ lực vượt khỏi sự phát triển phi thương mại tại châu Âu, sản phẩm Linux cần thiết phải có công nhận đặc quyền chế tạo tương tự như đối với Novell.

Mối quan hệ đối tác đạt được gần một năm nay cũng bị giảm sút do vấn đề mã nguồn mở. Các đối tác cho rằng đây chẳng qua chỉ là một phương tiện của Microsoft nhằm đối phó một cách hợp pháp với các hãng sản xuất mã nguồn mở trong khi vẫn đe dọa kiện tụng các hãng khác.