Khi nói đến từ khóa “nghề lập trình” thì có quá nhiều câu hỏi đặt ra xung quanh chủ đề này, chẳng hạn như: Lập trình là nghề như thế nào? Công việc của các lập trình viên là gì? Máy tính có phải là vật bất ly thân của các lập trình viên hay không? Và còn nhiều, còn rất nhiều các câu hỏi khác nữa…
Tuy nhiên, đó chỉ là những thắc mắc thông thường. Hôm nay, hãy cùng Hanoi-Aptech khám phá những điều thú vị “ngoài lề” về nghề lập trình nhé!
- Các lập trình viên thường chỉ sử dụng từ 10-20% quỹ thời gian của toàn bộ dự án để viết code, và bất kể trình độ, mỗi ngày 1 lập trình viên chỉ viết trung bình từ 10-20 dòng code. Với những cao thủ lập trình, họ sử dụng 90% thời gian để thử nghiệm, suy luận và tìm ra các phương án lập trình tối ưu nhất. Còn với dân IT mới vào nghề, 90% thời gian của họ được dùng để debug, thay đổi vài chỗ trong code, debug và quanh quẩn trong vòng quay này.
- Một lập trình viên tốt cho năng suất gấp 10 một lập trình viên tầm tầm. Một lập trình viên giỏi có thể còn hơn nữa, 20 cho đến 100 lần tùy hoàn cảnh. Còn một lập trình viên tồi thì chung quy hiệu suất bằng không – chẳng làm nên chuyện gì, thậm chí “tạo công việc” cho người khác bằng cách sửa những lỗi mà họ gây ra.
Lập trình – một nghề nghiệp với nhiều trải nghiệm thú vị
- Lập trình là việc của những người chăm chỉ, trong đó, đặc biệt là bộ não sẽ phải hoạt động điên cuồng. Những lập trình viên tốt nghĩ về công việc của mình 24/7. Họ viết ra những dòng code tuyệt vời nhất trong bồn tắm hay những giấc mơ. Bởi lẽ hầu hết các công việc quan trọng đều không được hoàn thành tại chính nơi làm việc của nó, bản thân Einstein cũng đã tháo gỡ nút thắt trong thuyết tương đối của mình khi mơ. Làm phần mềm không phải đơn giản chỉ cần dành nhiều thời gian làm việc hay thêm người vào là có thể hoàn thành.
- Lập trình viên chính là những cỗ máy có khả năng biến caffeine thành code (mã, hay các ký tự lệnh). Khoảng thời gian làm việc tốt nhất và đạt hiệu suất cao nhất của các lập trình viên chính là lúc đêm khuya. Theo tác giả Paul Graham, lịch làm việc của những người làm công việc mang tính chất sáng tạo, có thể tóm gọn vào ba điều sau: Lịch làm việc của người làm những công việc mang tính chất sáng tạo, cơ chế nghỉ ngơi của não bộ và ánh sáng của màn hình máy tính. Công việc của các lập trình viên cần một khoản đầu tư rất lớn về trí óc. Đôi khi sự mệt mỏi sẽ giúp con người tập trung tốt hơn do khi mệt mỏi bộ não buộc phải tập trung và sẽ biến chúng ta thành những coder (lập trình viên) giỏi hơn. Thực tế cho thấy, chỉ cần nhìn chằm chằm vào một nguồn sáng trong buổi tối là chu kỳ giấc ngủ của bạn bị trì hoãn. Do đó các lập trình viên thường làm việc vào ban đêm vì không muốn bị áp đặt về thời gian, và bộ não khi đó không có xu hướng tìm kiếm những điều phiền nhiễu và ánh sáng của màn hình máy tính sẽ làm họ tỉnh táo hơn.
Nắm bắt và dẫn đầu công nghệ với nghề lập trình tại Hanoi-Aptech
- Cùng với họa sĩ và đầu bếp, những người làm về phần mềm là một trong ba đối tượng dễ vướng “tình công sở” nhất. Theo nghiên cứu của Payscale, lịch làm việc linh hoạt là nguyên chính dẫn đến “tình công sở”. Payscale chỉ rõ, những ai có lịch làm việc thất thường thường có xu hướng tìm thấy tình yêu ngay tại nơi làm việc. Kỹ sư phần mềm cũng là đối tượng có lịch trình làm việc không bình thường và luôn phải sẵn sàng cho các cuộc gọi giải quyết sự cố. Nhiều khi họ buộc phải thức dậy vào lúc nửa đêm khi có sự cố xảy ra. Với lịch làm việc mở rộng đến tận đêm khuya, thật khó khăn để các lập trình viên duy trì những mối quan hệ xã hội, hay tìm thấy thời gian cho những cuộc hẹn hò lãng mạn.
(HN tổng hợp)