Facebook đã cho phép dislike trên Mesenger

Cuối cùng thì nút Dislike mà nhiều người mong đợi trên Facebook đã xuất hiện trước tiên trên ứng dựng Mesenger. Giờ đây, thay vì gõ cảm xúc không hài lòng nào đó, giờ đơn giản bạn chị cần nhấn không thích (dislike).

Trang công nghệ TechCrunch, Facebook đang thử nghiệm tính năng này, mặc dù nó có thể không được như những gì mà người dùng mong đợi.

Theo thông tin từ blogger công nghệ người Việt tài khoản Hoan Do trên Twitter gửi tới Techcrunch, người dùng Messenger của Facebook đã có thể thực hiện những phản ứng khác nhau trong ứng dụng nhắn tin phổ biến này. Giống như trong iMessage của Apple, nếu bạn di chuột qua một tin nhắn sẽ thấy một nút biểu tượng cảm xúc, bao gồm các tùy chọn như ngón tay cái chỉ lên (Like) và ngón tay cái chỉ xuống (Dislike) cùng nhiều biểu tượng cảm xúc khác.

Và giống như trong ứng dụng nhắn tin nhóm Slack, tất cả mọi người trong phòng chat sẽ thấy những phản ứng vì nó liên quan đến một thông điệp cụ thể, và nếu nhiều người Like, Dislike hoặc cung cấp một phản ứng nào đó, bạn có thể thấy danh sách đầy đủ những người đã đưa ra phản ứng.

Đại diện Facebook đã xác nhận  với TechCrunch điều này và cho biết họ luôn tìm cách để làm cho Messenger trở nên thú vị và hấp dẫn hơn và đây là một thử nghiệm nhỏ họ cho phép mọi người chia sẻ một biểu tượng cảm xúc thể hiện tốt nhất cảm xúc của mình về một tin nhắn.

Vì vậy, trong khi bạn có thể không nhận được tùy chọn thêm phản ứng trong Messenger ngay ở thời điểm này thì nếu nhóm thử nghiệm ban đầu ủng hộ biểu tượng cảm xúc mới, nó có thể được triển khai đến tất cả cộng đồng người dùng Facebook.

Mặc dù Facebook từ lâu đã có phản ứng không muốn thêm nút Dislike để tránh quá nhiều tiêu cực (đặc biệt trong News Feed), nhưng với động thái này cho thấy trang mạng xã hội này đang muốn hình dung Dislike như là một câu trả lời nhiều hơn so với “Không”.

Như trao đổi của Facebook với Techcrunch, Messenger thường được sử dụng để lập kế hoạch cho sự kiện, do đó thiết lập mới có các phản ứng có thể là một cách hiệu quả hơn để phục vụ như là một cuộc thăm dò theo thời gian thực.