Bộ máy tính hoàn hảo: chạy êm và mạnh mẽ. Đủ rộng để có thể lưu trữ được bộ sưu tập DVD của bạn, nhưng cũng đủ nhỏ để có thể đặt vào nơi làm việc của bạn. Bộ máy tính này trông bắt mắt và sẵn sàng để bạn trải nghiệm những trò chơi mới và tuyệt vời nhất. Tuy nhiên, một điều quan trọng nhất là giá cả của nó cũng không quá đắt.
Máy tính hoàn hảo được mọi người hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau. Nếu chịu khó tìm kiếm, có thể bạn sẽ tìm thấy những máy tính do công ty sản xuất hợp ý mình và có mức giá phải chăng. Tuy nhiên, nếu bạn không muốn phải chờ đợi nhà sản xuất đưa ra cấu hình hợp lý, hãy tự mình xây dựng bộ máy.
Đừng lo lắng – tự tạo cấu hình cho một bộ máy hoàn chỉnh dễ dàng hơn rất nhiều so với bạn tưởng và có rất nhiều lý do tốt để bạn làm việc này.
Nếu đã từng mang máy tới nhà sản xuất để sửa, kinh nghiệm cho thấy bạn nên sắn tay áo và tự mình giái quyết các vấn đề. Phải đi lại nhiều lần hoặc phải bỏ ra hàng giờ để ngồi chờ cùng với các khách hàng khác đủ để bạn phát điên. Tuy nhiên, nếu máy tính của bạn hết hạn bảo hàng hoặc không đủ điều kiện để được bảo hành, giá phải trả cho một phần thiết bị hoặc toàn bộ hệ thống sẽ tốn rất nhiều tiền. Vì vậy, chẳng có gì thuận tiện và thích thú hơn tự mình xây dựng bộ máy.
Công nghệ ngày càng trở nên phức tạp, nhưng máy tính là một khối kết cấu và với từng bước hướng dẫn của chúng tôi, bạn có thể kết hợp tất cả những bộ phận để có thể phù hợp với nhu cầu của bản thân cũng như với túi tiền của bạn.
Chú ý: Quá trình tự xây dựng là một con dao 2 lưỡi. Cho dù bạn có kinh nghiệm dịch vụ khách hàng tốt trong quá khứ hay không, có một nhà sản xuất riêng để tìm đến mỗi khi các thiết bị gặp vấn đề có thể làm đơn giản hóa rắc rối (và thay thế các bộ phận). Việc chọn những bộ phận có lỗi và khi muốn thay thế các bộ phận này, bạn sẽ phải mang chúng tới từng nơi sản xuất một. Điều này có thể làm vấn đề trở nên phức tạp hơn.
Điều đầu tiên và cũng là quan trọng nhất trong việc tự xây dựng một bộ máy tình là biết rõ được mục đích sử dụng máy tính. Chẳng có gì tồi tệ hơn việc tiêu nhiều tiền vào bộ máy vượt quá mục đích sử dụng của bạn.
Sau khi đã xác định được chức năng, mục đích sử dụng của bạn với chiếc máy tính mong muốn, bạn có thể quyết định số tiền sẽ trả cho chiếc máy này.
Một hệ thống được thiết kế để chơi game hoặc chỉnh sửa video sẽ tiêu tốn nhiều tiền hơn so với những máy được thiết kế chỉ để lướt web, đọc email… Dưới đây là danh sách những bộ phận chúng tôi chọn, cùng với giải thích sự phù hợp và rất vừa túi tiền của bạn. Hãy cùng tham khảo.
Kiểm tra
Trong quá trình kiểm tra hệ thống DIY – máy tính tự tạo – của PCWorld với chuẩn WorldBench 6 (một phần mềm chuyên dùng kiểm tra hiệu năng của máy tính, nó mô phỏng một số các tác vụ đặc trưng mà người sử dụng thường dùng trên các phần mềm thông dụng). Họ đã tính toán điểm số của WorldBench 6 với các phần như tính giờ thời gian máy tính thực hiện hoàn chỉnh một số tác vụ rồi sau đó so sánh với khả năng thực hiện của hệ thống máy chuẩn. Ngoài ra, họ còn tiến hành một kiểm tra trò chơi, sử dụng Unreal Tournament 3 để có được chuẩn khả năng thực hiện đồ họa.
Khi có được kết quả, PcWorld đã so sánh dữ liệu của máy tính được xây dựng với máy tính đối thủ có cùng mức giá.
Máy tính tự xây dựng với máy đối thủ có giá 500 đô
Với mức giá 500 đô, các nhà sản xuất máy tính cá nhân có một lợi thế rõ ràng: Bằng cách đặt hàng một số lượng lớn và giữ mối quan hệ với nhà cung cấp, họ có thể mua các thiết bị ở giá thấp hơn so với những người tự mua các một số bộ phận. Mặt khác, các nhà sản xuất này lại phải trả tiền cho việc lắp ráp các bộ phận (những người tự mua có thể tự lắp miễn phí) và tất nhiên, họ sẽ phải tính phí lợi nhuận cho việc này.
Kết quả kiểm tra: kết quả của của máy tính tự xây dựng trị giá 500 đô với máy tính đối thủ có cùng giá. Nhìn chung, kết quả không hề tồi. Trong kiểm tra WorldBench 6, máy tính tự xây dựng đạt 3.7 điểm, thấp hơn một chút so với điểm của máy tính được lắp đặt trước có cùng giá.
Khả năng thực hiện đồ họa cũng tốt hơn. Bất chấp những kết quả trên, máy tự xây dựng vẫn thực hiện tốt hơn trong tỷ lệ khung game với một con số đáng chú ý.
Ngoại trừ những hạn chế trong khả năng chơi game, máy tính tự xây dựng còn trội hơn trong việc giải quyết nội dung có độ phân giả cao. Bo mạch chủ của máy tính tự xây dựng được tiếp hợp với chip đồ họa cung cấp độ phân giải MPEG-2 và H.264, có khả năng giúp giảm nhẹ độ tải cho CPU. Kết quả cuối cùng thật tuyệt, vẫn có vấp khi chạy video, mặc dù ở độ phân giải cao. Ngoài ra, bạn cũng có khả năng để chạy đa hiển thị.
Cho dù khả năng thực hiện kém hơn, máy tính tự xây dựng vẫn có một số lợi thế đối với máy được lắp trước. Các máy tính được lắp trước thường không có được thiết kế đẹp khi case đặt mua không cung cấp nhiều chỗ để phát triển sau này. Case của máy tính tự xây dựng không lớn hơn nhiều so với những case còn lại nhưng nó có thể điều tiết cho các thiết bị bạn muốn sử dụng sau này. Ngoài ra, bo mạch chủ của máy tự xây dựng vẫn có để thêm một cổng PCI để có thể thêm một card đồ họa rời.
Máy tính tự xây dựng với máy được lắp đặt trước có mức giá 1200 đô
Mặc dù máy tính tự xây dựng trị giá 500 đô có gặp vấn đề một chút trong việc các máy được lắp đặt trước, anh em của nó, máy tính tự xây dựng trị giá 1200 đô hoạt động mà không có vấn đề nào tương tự. Với mức giá cao hơn, cho phép chúng ta có thể lấy được cấu hình cao hơn và có được máy tính chạy êm, thân thiện với người dùng.
Kết quả kiểm tra: kết quả kiểm tra của máy tự xây dựng trị giá 1200 đô với máy tính đã được lắp đặt trước cùng giá. Máy tính tự xây dựng này đạt gần 4% điểm WorldBench 6, cao hơn so với máy tính thông thường.
Khả năng thực hiện đồ họa cũng rất đáng chú ý, khi nó làm hài lòng người dùng khi họ chơi một số trò chơi trên máy.
Với mẫu máy có khung giá này, chọn một máy tính tự lên cấu hình cho phép chúng ta có thể chọn vỏ case linh hoạt hơn. Dòng vỏ case Zalman Z7 có rất nhiều khoảng trống để bạn có thể mở rộng sau này, trong khi vẫn có thể cách âm rất tốt từ tiếng động do các thiết bị tạo ra.
Danh sách các bộ phận cho máy tính trị giá 500 đô
Dưới đây là các bộ phận để cấu hình một máy tự xây dựng giá 500 đô. Không dễ dàng gì để có thể lên cấu hình cho một máy tính trị giá 500 đô. Không cần biết bạn chia nhỏ cá bộ phận ra để dễ tìm kiếm, bạn sẽ phải loại bỏ một số phần. Điều này có nghĩa là chúng tôi muốn nhấn mạnh vào cách chúng ta chọn các thiết bị để phù hợp với con số 500 đô. Dưới đây là các bộ phận chúng tôi đã chọn cho chiếc máy tính trị giá tương tự. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng giá cả của các bộ phận có thể giao động một chút, tùy theo cửa hàng và thời điểm.
CPU
AMD Athlon II X3 445 (3.1GHz): $90
Bộ vi xử lý của AMD cho phép chúng ta có thể sử dụng bo mạch chủ đáp ứng được, cùng với card đồ họa tiếp hợp tốt.
Tản nhiệt CPU
Đi kèm: $0
Bộ vi xử lý AMD Athlon chúng ta vừa chọn đi kèm với quạt tản nhiệt, vì vậy chúng ta không phải tốn thêm một khoản tiền nào cho thiết bị này.
Motherboard
Biostar TA890GXB: $95
Bo mạch chủ này cung cấp chipset mới nhất cho AMD, hỗ trợ tất cả các bộ vu xử lý AMD cùng với card đồ họa Radeon HD 4290 (một trong những lựa chọn đồ họa tích hợp tốt nhất hiện có).
RAM
Crucial DDR3 1333MHz (2 module 1GB): $57
Crucial cung cấp RAM đáng tin cậy với giá phải chăng. Với đôi RAM 1GB DDR3, bạn sẽ hài lòng với hoạt động của chúng.
Vỏ Case
Rosewill R102-P-BK: $30
Đây vẫn chưa phải là vỏ case tốt nhất, nhưng nó vẫn phù hợp với bo mạch chủ của chúng ta, không đắt và trông cũng không xấu. Với chi phí hạn hẹp, đây chính là thiết bị phù hợp nhất.
Nguồn
Cooler Master Elite 460W: $30
Với các thiết bị vừa chọn, chúng ta không cần dùng tới nguồn quá nhiều. Thay vào đó, chúng ta cần một thiết bị nguồn không quá đặt và đáng tin cậy. Chính vì vậy, mẫu Cooler Master's 460W là phù hợp nhất.
Graphics
Radeon HD 4290 (tích hợp vào trong bo mạch chủ): $0
Thay vì một card đồ họa rời, chúng ta sẽ dựa vào đồ họa tiếp hợp với bo mạch chủ. Nếu là một người hay chơi game, bạn sẽ muốn đầu tư 100 đô vào decent graphics card nhưng sẽ tốn một khoản tiền.
Ổ cứng
Seagate Barracuda 7200.12 500GB: $49
Ngày nay, ổ cứng ngày càng rẻ đến không ngờ. Ổ cứng 7200-rpm này của Seagate hoạt động khá tốt, có thể lưu trữ được một nửa terabyte.
Optical Drive
Asus DVD-E818A6T: $17
Đây là một ổ DVD-ROM thực sự đơn giản và cơ bản. Nó có khả năng đọc đĩa DVD và CD nhưng lại không thể ghi đĩa hoặc chạy đĩa Blu-ray. Giá của ổ này chỉ khoảng 17 đô, rất vừa so với túi tiền mọi người.
Hệ điều hành
Windows 7 Home Premium 64-bit (OEM): $100
Linux tốn ít hơn nhưng chúng ta nên tích hợp với dòng chính của các ứng dụng . Mặc dù chỉ có 2GB của RAM, chúng ta vẫn có thể chọn phiên bản 64-bit của Windows 7 bởi nó có khả năng bảo mật cao và khả năng cập nhật trong tương lai.
Bàn phím
Microsoft Comfort Curve Keyboard 2000: $15
Sau khi đã lựa chọn kĩ càng, chúng tôi nhận thấy đây chính là bàn phím tương xứng hoàn hảo với mức giá 15 đô.
Chuột
Microsoft Comfort Optical Mouse 1000: $10
Đây vẫn chưa phải là lựa chọn hoàn hảo, nhưng nó vẫn tốt hơn so với các loại chuột giá rẻ khác, cũng như vừa với mức 500 đô chúng ta đã đưa ra.
Tổng cộng = $493
Danh sách các bộ phận cho máy tính trị giá 1200 đô
Dưới đây là danh sách những bộ phận chúng ta sử dụng để có thể xây dựng một máy tính theo ý muốn. 1200 đô cho phép chúng ta có thể thoải mái lựa chọn hơn. Bộ máy này phải có khả năng bao gồm gần như toàn bộ những thiết bị bạn muốn thêm vào trong vòng một vài năm tới, từ chuyển đổi video cho tới khả năng chuyên dụng cho game. Kết quả: một máy tính có thể làm được tất cả mọi việc và làm rất tốt. Dưới đây là các bộ phận được chọn cho một bộ máy trị giá 1200 đô, cùng với lý do tại sao chúng tôi lại chọn chúng.
CPU
Intel Core i7 875K (2.93GHz): $310
Với giá hơn 300 đô, bộ vi xử lý Intel Core i7 có 4 nhân (8 luồng) đủ để cung cấp thừa khả năng xử lý.
Quạt tản nhiệt CPU
Cooler Master DP6-9EDSA-0L: $11
Quạt tản nhiệt này chạy êm và giúp cho bộ vi xử lý luôn mát. Tuy nhiên, nếu bạn muốn overclock CPU, bạn sẽ phải cần tới thiết bị giá cao hơn.
Motherboard
Asus P7P55 LX: $111
Bo mạch chủ này không có quạt tản nhiệt, và với 2 ổ cắm đồ họa, bạn có thể chạy 2 card đồ họa ATI. Ngoài ra, bo mạch chủ này còn hỗ trợ lên tới 16GB RAM và bất kì bộ vi xử lý Core i5 hay i7 nào có sử dụng dạng LGA 1156 socket.
RAM
OCZ Platinum DDR 1333MHz (với 2 module 2GB): $105
4GB là đủ cho bất kì một máy tính hiện đại nào, và chúng ta vẫn còn 2 ổ cắm RAM, nên vẫn có thể nâng cấp gấp đôi bộ nhớ trong của hệ thống sau này bằng cách thêm 2 thanh RAM 2GB.
Vỏ Case
Zalman Z7 Plus Black ATX Tower: $67
Z7 Plus là vỏ case máy tính tuyệt vời với không gian bên trong. Trông nó khá bắt mắt và đủ dày để “làm nản chí” các tiếng động bên trong, cùng với một số quạt giúp cho các thiết bị bên trong luôn được mát.
Nguồn
Antec EA650 650W: $80
Nguồn EarthWatts của Antec có khả năng tiết kiệm với giá hợp lý. Chúng ta không cần tới 650W cho các thiết bị vừa chọn bên trên nhưng nó đủ để cung cấp cho cả những thiết bị nâng cấp sau này.
Đồ họa
XFX Radeon HD 5850: $285
Đây là một card đồ họa có giá dưới 300 đô tốt nhất. Chạy êm, có hỗ trợ DirectX 11, có thể chạy bất kì một loại game hiện đại nào.
Ổ cứng
Seagate Barracuda 7200.12 750GB: $60
Ổ cứng này cũng tuyệt vời như “kho chứa” chúng ta sử dụng cho bộ máy tính bên trên, chỉ hơn với 50% dung lượng lưu trữ.
Optical Drive
Asus DRW-24B1ST: $23
Mẫu ổ đĩa này khá tốt. nó có khả năng ghi đĩa DVD đơn và đĩa DVD double-layer cùng với các loại đĩa CD khác. Mặc dù không có hỗ trợ cho Blu-ray nhưng nó có chứa những điều bạn cần ở một ổ đã quang.
Hệ điều hành
Windows 7 Home Premium 64-bit (OEM): $100
Để tận dùng hoàn toàn 4GB RAM, chúng ta nên sử dụng phiên bản 64-bit của Windows 7. Ngay cả khi cấu hình của chúng ta có khiêm tốn hơn, chúng ta vẫn nên sử dụng 64-bit bởi: nó là tương lai.
Bàn phím
Microsoft Comfort Curve Keyboard 2000: $15
Đây là mẫu bàn phím bền, với giá khó có thể thấp hơn.
Chuột
Logitech MX 518: $36
Máy tính tốn tiền hơn yêu cầu chuột tốt hơn so với bộ máy trước. Logitech MX 518 cầm vừa tay và tạo cảm giác thoải mái, bánh cuộn êm, rất tốt cho các game thủ.
Tổng cộng= $1203
Công cụ để lắp ráp
Trước khi tiến hành lắp ráp các bộ phận, hãy cùng “điểm danh” các công cụ cần thiết. Rất may rằng bạn không cần sử dụng nhiều công cụ.
Để mở các hộp chứa thiết bị, bạn sẽ cần tới một con dao sắc.
Rất ít ốc vít có thể vừa mỗi thiết bị của bạn, và chúng cũng không thể sử dụng thay thế được. Vậy nên, việc giữ các thứ được ngăn nắp sẽ giúp công việc của bạn đơn giản hơn. Ngoài ra, bạn cũng phải dùng tới một chiếc tua vít để lắp ráp các thiết bị.
Các bước thực hiện
Chúng tối sử dụng 9 bước cơ bản này để lắp ráp các bộ phận của máy tính. Lắp ráp máy tính không hề khó như bạn nghĩ. Chỉ cần bỏ ra một vài giờ trong ngày và tìm kiếm một nơi rộng và sạch để bắt đầu công việc. Thực hiện theo 9 bước dưới đây là bạn có thể lắp ráp cho mình chiếc máy tính yêu thích. Như bạn có thể thấy sau đây, nó thực sự không quá kỹ thuật và không yêu cầu công cụ hay kỹ năng đặc biệt.
1. Lắp ráp nguồn máy tính: Đặt nguồn vào lỗ hổng dành riêng cho nó và vặn ốc cho chặt.
2. Lắp ráp bo mạch chủ: Tháo một bên vỏ case ra, rồi lắp bo mạch chủ vào khu vực dành cho nó, vặn ốc cho chặt. Tiếp đến, cắm dây nguồn và các nút ở case (tắt nguồn, khởi động lại) vào trong bo mạch chủ. Bạn có thể đặt thêm keo tản nhiệt Thermal Grease nếu thấy cần thiết, sau đó, táp hoặc gắn quạt tản nhiệt CPU vào.
3. Lắp ráp CPU: Nhẹ nhàng đặt bộ vi xử lý vào CPU socket, gạt thanh cần bẩy để khóa chặt CPU vào đúng chỗ.
4. Cắm quạt tản nhiệt CPU: Đặt quạt tản nhiệt CPU vào đúng chỗ, thêm một miếng keo tản nhiệt vào CPU nếu thấy cần thiết. Tiếp đến, gắn chắc chắn chúng lại.
5. Lắp RAM: Đặt đúng khe của RAM vào đúng chỗ cắm và nhấn nhẹ cho tới khi nó táp vào đúng nơi.
6. Lắp ráp ổ cứng: Gắn ổ cứng vào đúng giá đỡ của nó (thường ở phía trước vỏ case). Tiếp đến, nối dây cáp từ nguồn với ổ, cùng với dây cáp dữ liệu từ bo mạch chủ với ổ cứng.
7. Lắp ráp ổ đĩa quang: Nếu bạn có giá đỡ, gắn ổ đĩa quang vào đó rồi đặt vào trong vỏ case. Nếu không, gắn ổ đĩa quan trực tiếp vào case rồi vặn ốc thật chặt. Tiếp đến, kết nối dây cáp từ nguồn tới ổ, cùng với dây cáp dữ liệu từ ổ tới bo mạch chủ.
8. Lắp ráp card đồ họa: Nếu bạn đang sử dụng integrated graphic – card đồ họa được tích hợp sẵn, bạn có thể bỏ qua bước này. Đặt card đồ họa vừa vặn vào khe cắm PCI gần nhất với CPU.
9. Cài đặt hệ điều hành: Lắp bàn phím, chuột, màn hình vào case. Tiếp đến, bật nguồn lên và cho đĩa Windows vào ổ đĩa quang. Thực hiện theo các bước để có thể cài đặt hệ điều hành. Cài xong, nghĩa là bạn đã hoàn thành tất cả công việc và đã có thể “hưởng thụ” thành quả của mình.
(Theo Quantrimang)