5 ứng dụng thay thế cho PowerPoint

Nếu đang dùng bộ ứng dụng văn phòng, bạn chắc sẽ có PowerPoint, phần mềm trình chiếu rất dễ sử dụng và được nhiều người dùng lẫn các chuyên gia thường phải làm bài thuyết trình ưa thích. Bạn thích phần mềm này hay ghét nó? Nếu ghét phần mềm này và không muốn sử dụng nó nữa, bạn có thể chọn phần mềm khác. Có rất nhiều ứng dụng thay thế và chúng hoàn toàn có khả năng thực hiện công việc tốt.

1: Impress

OpenOffice.org Impress là một phần của bộ ứng dụng miễn phí OpenOffice.org. Giao diện người dùng, như ở hình A, cũng tương tự với PowerPoint 2003. Nếu đã từng sử dụng PowerPoint, bạn sẽ có thể nhanh chóng và dễ dàng dùng Impress chỉ trong vài phút. Giống như PowerPoint, Impress cung cấp cho người dùng các slide và layout, hình động, hiệu ứng chuyển,… rất chuyên nghiệp.

Hình A

Impress
OpenOffice.org Impress giống với PowerPoint 2003.

Về mặt kỹ thuật, OpenOffice.org Impress miễn phí (và mã nguồn mở). Nếu sử dụng nó, hãy cân nhắc tới việc đóng góp để duy trì cộng đồng này.

2: Prezi

Trong trường hợp bạn đang tìm kiếm ứng dụng trình chiếu đám mây, hãy thử dùng Prezi.com. Nó sử dụng Adobe Flash để nhanh chóng tạo bài trình chiếu động sắc nét. Với Prezi, không có slide nào cả. Thay vào đó, bạn lưu trữ mọi thứ trên một bức tranh khổng lồ sau đó dàn dựng cho buổi trình chiếu. Để tạo một Prezi mới, điền tên và miêu tả (giống như Hình B). Sau đó, chọn một Prezi trống hoặc một template (lần đầu tiên sử dụng Prezi, bạn sẽ có cơ hội thấy một hướng dẫn ngắn). Hình C hiển thị một Prezi trống, sẵn sàng để người dùng nhập chữ và đồ họa. Bạn thậm chí còn có thể chuyển đổi các slide của Powerpoint sang Prezi.

Hình B

Prezi

Tất cả Prezis đều bắt đầu như này.

Hình C

Prezi 2
Thêm chữ và đồ họa cho trình chiếu vào bức tranh khổng lồ này.

Mặc dù Prezi rất dễ sử dụng, nó cũng có đủ độ khó để khiến bạn phải “đầu tư” thời gian. Khả năng zoom tự nhiên của Prezi giúp ích rất nhiều cho công cụ này, nhưng cũng không thể áp dụng cho tất cả các trình chiếu. Khi áp dụng đúng vào bài, đây sẽ là công cụ tuyệt vời.

Người dùng có thể sử dụng công cụ này miễn phí trên đám mây, nhưng tất cả thành quả của bạn đều được public. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể download chúng về và trình chiếu ngoại tuyến. Với mức phí $59 một năm cho phiên bản Enjoy hoặc mức phí $159 một năm cho phiên bản Pro, bạn sẽ nhận được hỗ trợ đầy đủ từ nhà cung cấp.

3: Google Presentation

Nếu chưa bao giờ thử Google Docs Presentation, chúng tôi khuyên bạn nên dùng. Google gần đây đã điều chỉnh lại ứng dụng này và giờ đây nó có thể cung cấp nhiều tính năng hơn trước kia. Chỉ cần truy cập vào Google.com và chọn dữ liệu từ menu More. Nếu chưa có tài khoản, bạn sẽ phải tạo lấy một cái. Khi đã đăng nhập vào, kích vào Create và chọn Presentation. Sau khi làm việc với hướng dẫn sử dụng, giao diện người dùng sẽ xuất hiện (hình D). Ứng dụng trên web này yêu cầu phiên bản mới nhất của trình duyệt Internet Explorer hoặc Chrome để nó có được nhiều tính năng nhất. Google Docs miễn phí, nhưng bạn lại làm việc trên đám mây.

Hình D

Google Presentation
Giao diện của Google Docs Presentation rất thiết thực nhưng hiệu quả.

4: SlideRocket

Một ứng dụng trình chiếu trên Web khác, SlideRocket, cung cấp cho người dùng một số hình động và hiệu ứng di chuyển cao cấp và rất ấn tượng. Đây là lựa chọn tuyệt vời để tạo trình chiếu web. Tìm kiếm và thêm nội dung trên web chỉ với một vài cú kích. Giao diện của ứng dụng này ban đầu có thể chưa quen với người mới dùng, vậy nên bạn có thể xem qua hướng dẫn. Người dùng có thể sẽ phải dành nhiều thời gian nhất để làm việc với cửa sổ Editing, như trong hình E. Đây có thể là sự thay thế hoàn hảo nhất khi so sánh với PowerPoint. Tuy nhiên, phiên bản miễn phí chỉ cho bạn đăng tải địa chỉ URL của trang web, không thể xem lại chúng khi ngoại tuyến. Với mức phí $24 một tháng/một người dùng, bạn có thể download bài trình chiếu của mình về giống theo dạng file PowerPoint hoặc file PDF.

Hình E

SlideRocket

Chỉnh sửa các slide trong cửa sổ Editing.

5: Flair

Flair được cung cấp bởi Wildform là ứng dụng desktop có thể tạo bài trình chiếu dựa trên Flash. Nó không yêu cầu người dùng biết đến Flash mới có thể sử dụng. Đó chính là ưu điểm lớn nhất của Flair. Bên cạnh đó, ngay cả ở mức giá $199, nó vẫn rẻ hơn so với Flash, vậy nên nó cũng được coi là “món hời” khi người dùng đầu tư. Nhìn chung, Flair rất dễ sử dụng. Sức mạnh của nó nằm ở khả năng ghi video và audio được tích hợp sẵn, rất hữu dụng khi dùng để tạo hướng dẫn sử dụng sản phẩm mới. Phần mềm này cũng có thể chuyển đổi các file PowerPoint sang định dạng Flash. Giao diện Edit User, như ở hình E, đủ đơn giản để người dùng làm quen. Thêm vào đó, còn rất nhiều hướng dẫn và template trực tuyến được cung cấp để hỗ trợ người dùng.

Hình E

Flair
Sử dụng chế độ Edit để tạo và chỉnh sửa các slide.

Về giá, người dùng có thể download phiên bản dùng thử. Sau đó, nếu muốn tiếp tục sử dụng, bạn có thể mua key.

Bạn sử dụng phần mềm trình chiếu nào?

Bạn đang sử dụng một trong số những ứng dụng trên đây? Hay bạn vẫn gắn bó với PowerPoint để tạo bản trình chiếu? Nếu có giải pháp nào hay hơn, hãy chia sẻ với bạn đọc khác ở mục comment.

(Theo Quantrimang)