Dù bạn là một chuyên gia đã làm việc nhiều năm hay chỉ là một “newbie” vừa mới làm quen với chiếc máy tính thì 15 điều dưới đây cũng đều có ích với bạn.
1. Đừng nên nhấn đúp vào mọi thứ
Nhấn đúp cách để bạn mở các mục trong Windows. Tuy nhiên nó không phải là cách để bạn mở một liên kết trong trình duyệt, và cũng không phải là cách để bạn chọn các nút trong hộp thoại và bạn cũng không nên nhấn đúp trong rất nhiều trường hợp khác. Bởi trong một số trường hợp nếu nhấn đúp bạn sẽ bỏ qua các thông tin quan trọng, hoặc sẽ thực hiện 2 lần việc “submit” một form nào đó.
2. Sử dụng gạch chéo và gạch chéo ngược đúng lúc
Bạn nên ghi nhớ sự khác nhau giữ gạch chéo (slash): / và gạch chéo ngược (backslash) . Ký tự gạch chéo ngược được sử dụng trong đường dẫn thư mục của hệ điều hành Windows, ví dụ như C:Program FilesCommon, trong khi ký tự gạch chéo được sử dụng cho các địa chỉ Internet như http://thongtincongnghe.com/contact.
3. Ghi lại chính xác thông báo lỗi
Khi máy tính của bạn gặp lỗi hoặc bị treo, theo phản xạ tự nhiên bạn sẽ cố gắng tìm cách để sửa lỗi mà quên mất một việc hết sức quan trọng là ghi lại chính xác thông báo lỗi của phần mềm hay hệ thống. Hãy nhớ ghi lại chính xác thông báo lỗi, hoặc nếu có thể hãy chụp lại màn hình lỗi, bởi việc này rất có ích trong công việc tìm và sửa lỗi sau đó. Bạn có thể vào Google để tìm giải pháp sửa lỗi, hoặc cũng có thể cung cấp thông báo lỗi này cho nhân viên CNTT trong công ty bạn.
Trong trường hợp hệ thống không đưa ra thông báo lỗi bạn có thể vào mục Action Center trong Control Panel (của Windows Vista hoặc Windows 7) và chọn ‘'View archived messages" để xem các thông báo lỗi.
4. Phục hồi các tập tin đã bị xóa
Khi bạn xóa một file từ ổ cứng hay thẻ nhớ thì không có nghĩa là bạn đã loại bỏ hẳn file đó ra khỏi ổ cứng của mình, bởi hành động xóa đó chỉ có tác dụng loại bỏ chỉ mục trỏ tới vùng nhớ chứa nội dung file trên đĩa. Và như vậy chừng nào chưa có nội dung của file khác được ghi đè lên thì bạn vẫn có thể lấy lại nội dung của file đã bị xóa.
Có rất nhiều phần mềm để khôi phục các file đã bị xóa như Undelete Plus, hay Recover File hoặc cũng có thể tham khảo nhiều phương pháp khác trên cả hệ điều hành MAC và Linux.
5. Làm sạch ổ cứng trước khi bán hay bỏ
Bởi vì khi thực hiện xóa, máy tính của bạn không thực sự loại bỏ file khỏi ổ cứng, rất có thể bạn sẽ gặp rắc rối với những file mà bạn tưởng như đã không còn tồn tại. Hãy format lại ổ cứng trước khi bạn quyết định bỏ hay bán nó, bởi có thể một ai đó sẽ khôi phục lại các dữ liệu nhạy cảm đã bị xóa trên ổ cứng của bạn. Bạn có thể tham khảo các cách thức hủy dữ liệu vĩnh viễn trên đĩa cứng.
6. Bỏ chọn các lựa chọn được chọn sẵn trước khi cài đặt
Khi cài đặt, rất nhiều các ứng dụng chọn sẵn các mục, khiến bạn vô tình cài thêm các thanh công cụ tìm kiếm hay nhiều add-on khác một cách không hề mong muốn. Đa phần các add-on và các thanh công cụ này sẽ thu thập dữ liệu cá nhân của bạn và sử dụng vào mục đích không tốt. Hơn thế nữa những phần mềm được cài thêm này lại làm ảnh hưởng đến hiệu năng hoạt động của máy bạn. Chính vì vậy hãy xem xét cẩn thận khi lựa chọn các mục trong quá trình cài đặt. Hãy loại bỏ các lựa chọn mặc định của ứng dụng mà bạn cảm thấy không cần thiết.
7. Hãy cảnh giác với vi rút trong các tài liệu Office
Những người sử dụng có kinh nghiệm với Microsoft Office thường dùng những đoạn mã Visual Basic để tạo ra những macro nhằm tự động hóa nhiều tác vụ phức tạp trong Word hay Excel. Tuy nhiên đây cũng chính là khe hở để hacker chèn mã độc vào các tài liệu Office.
Chính vì vậy, theo mặc định các ứng dụng Office được thiết lập để vô hiệu hóa toàn bộ các macro đồng thời có thông báo cho người dùng biết khi người dùng đang mở tài liệu có chứa macro. Để cho phép chạy macro trong MS Word người dùng có thể truy cập vào Options > Trust Center > Trust Center Settings > Macro Settings.
Theo PC World