Người giỏi không phải khi nào cũng đúng, cùng điểm qua 10 dự đoán công nghệ không trở thành sự thực của những người có tầm ảnh hưởng trong ngành.
Công nghệ là một trong những lĩnh vực có xu hướng phát triển khó đoán. Có thể hôm nay bạn đưa ra một dự đoán với những bằng chứng khá xác thực, vài năm sau, bạn lại nhận ra một sự thật phũ phàng: dự đoán của mình hoàn toàn không chính xác.
1. “Thị trường thế giới chỉ đủ chỗ cho khoảng 5 chiếc máy tính.” – Chủ tịch IBM Thomas Watson, 1943
Vào những tháng ngày đầu tiên của ngành công nghiệp máy tính, chẳng ai biết chắc công nghệ này sẽ dẫn nhân loại tới đâu. Tuy nhiên, 50 năm sau thế giới đã có câu trả lời cho dự đoán không được lạc quan lắm của Thomas khi máy tính đã phát triển mạnh mẽ tới mức ở các thị trường phát triển như Mỹ hầu như bất cứ hộ gia đình nào cũng sở hữu một thiết bị máy tính cá nhân.
Dự đoán của Thomas cũng không phải không có cơ sở khi lúc bấy giờ máy tính vẫn còn quá cồng kềnh và chưa mang tính ứng dụng cao. Tất nhiên chẳng ai có thể tưởng tượng nổi công nghệ đang phát triển nhanh và mạnh tới mức nào.
2. “500 USD? Được trợ giá hoàn toàn? Tôi khẳng định nó là chiếc điện thoại đắt nhất thế giới. Và rõ ràng nó chẳng phù hợp với lớp người dùng doanh nhân bởi nó thậm chí không có bàn phím. Ít nhất đây không phải một cỗ máy nhận gửi email tốt” – Steve Ballmer, Giám đốc điều hành Microsoft, nói về sự ra đời của chiếc iPhone đầu tiên.
Tháng Một năm 2007, không lâu sau khi Steve Jobs hé lộ sản phảm iPhone đầu tiên tại hội thảo MacWorld năm đó, CEO Microsoft Steve Ballmer khi trả lời phỏng vấn CNBC đã không ngần ngại bày tỏ quan ngại sâu sắc của mình về… tương lai đen tối của chiếc iPhone.
Giờ thì rõ ràng ai cũng đã biết rõ số phận của iPhone, phụ kiện mang tính đột phá cao, Apple mang đến cho làng công nghệ.
3. “Hai năm kể từ giờ phút này, nạn spam sẽ được giải quyết.” – Bill Gates tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới 2004.
Lúc bấy giờ, có lẽ còn quá sớm để Lord Kelvin có thể hình dung ra ngành công nghiệp hàng không ngày nay với những bước phát triển thần tốc.
5. “Chẳng có lý do nào để mỗi cá nhân đều nên sở hữu một chiếc máy tính tại nhà riêng của mình.” – Ken Olson, chủ tịch tập đoan Digital Equipment, 1977
Mặc dù khá nổi danh trong giới học thuật nhờ những quyển sách thành công và những bài phân tích có tính tranh luận cao, Clifford lại luôn tỏ ra hoài nghi về những lợi ích mà Internet sẽ mang lại cho con người và hẹp hơn là sự phát triển ngành thương mại điện tử. Ông không ngần ngại gọi chúng với một từ duy nhất “vớ vẩn”. Thực tế, với những Amazon, eBay… mọi thứ đã được chứng minh hoàn toàn trái ngược với nhận định của Clifford.
7. “Không có bất cứ một cơ hội nào các vệ tinh không gian sẽ được sử dụng để cải thiện dịch vụ điện thoại, điện toán, TV hay radio trên toàn nước Mỹ.” – T. Craven, Ủy viên Ủy ban truyền thông liên bang, 1961.
Bốn năm sau khi T. Craven bình luận về vấn đề này, vệ tinh thương mại đầu tiên phục vụ cho mục đích truyền nhận tín hiệu đã bắt đầu đi vào phục vụ.
8. “Tôi thì chẳng thích xem nhiều video đến thế đâu.” – Steve Chen, đồng sáng lập Youtube, 2005.
Vào thời điểm đó, dịch vụ chia sẻ video lớn nhất hành tinh Youtube mới chỉ có đúng 50 video trên toàn hệ thống. Tuy nhiên, chỉ chưa đầy hai năm sau, Google đã nhìn thấy tiềm năng Youtube sẽ mang lại và gạt phắt những gì Steve nói để thâu tóm dịch vụ này với giá 1,65 tỷ USD. Giờ đây, Youtube là một trong những dịch vụ mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Google.
9. “TV sẽ chẳng chinh phục được bất cứ thị trường nào trong 6 tháng đầu tiên. Mọi người sẽ sớm chán việc nhìn vào một cái hộp mỗi ngày.” – Daryl Zanuck, đồng sáng lập hãng 20th Cuntury Fox.
Trong cả sự nghiệp của mình, Daryl là một nhà sản xuất phim từng gặt hái được cực kì nhiều thành công. Tuy nhiên, ông có lẽ đã quá coi trọng màn ảnh rộng và quên đi triển vọng to lớn của những chiếc TV, một trong những thiết bị giải trí hàng đầu cho đến tận hôm nay.
Hiểu một cách ngắn gọn, mô hình đăng ký mô phỏng một câu lạc bộ chỉ dành riêng cho hội viên và khách hàng. Trong đó, người dùng bắt buộc phải đăng ký tên, mật khẩu hay thậm chí cần trả phí để có thể sử dụng được dịch vụ. Mô hình này trong ngành công nghiệp nhạc số đang nhen nhóm và phát triển với sự xuất hiện của dịch vụ nhạc Spotify đã ít nhiều chứng minh “phù thủy công nghệ” đã phần nào có cái nhìn sai lầm ở phương diện này.
(st)