Từ thời rất xa xưa, Ấn Độ đã là trung tâm học tập, nơi mà rất nhiều môn học như triết học, tôn giáo, dược, toán học, xã hội học, chiêm tinh học được biên soạn và giảng dạy. Ngày nay, Ấn Độ được thừa nhận là cái nôi của nguồn nhân lực có kỹ năng, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Với một mạng lưới các trường đại học và cao đẳng bao gồm các học viện tiêu chuẩn quốc tế cung cấp chất lượng giáo dục tốt với chi phí học tập và sinh hoạt thấp, Ấn Độ đang nổi lên là một điểm du học hấp dẫn đối với sinh viên quốc tế.
Sinh viên quốc tế tại trường ĐH Jawaharlal Nehru, New Delh
Bên cạnh đó, các lợi thế: chi phí học tập ở đây rất rẻ, nền giáo dục với chất lượng cao, thủ tục nhập học và xin visa đơn giản, bằng cấp ở Ấn Độ được các nước trên thế giới công nhận… chính là yếu tố quan trọng thu hút sinh viên các nước trên thế giới đến đây học tập. Với tấm bằng của Ấn Độ, bạn có thể đến một nước khác, như Mỹ chẳng hạn, để tiếp tục việc học của mình.
Các sinh viên nước ngoài đều được vào thẳng trường đại học của Ấn Độ. Vì các khoá học đều sử dụng tiếng Anh, các sinh viên chưa tự tin vào khả năng ngôn ngữ của mình có thể sẽ học một khoá tiếng Anh từ 6 tháng đến 1 năm. Mỗi năm Ấn Độ đón hơn 10.000 sinh viên quốc tế đến từ mọi miền trên thế giới.
Tamil Nadu Agricultural University – Coimbatore City, Tamil Nadu State – India
Người dân Ấn Độ dùng tiếng Anh để giao tiếp là chủ yếu. Ấn Độ là nước có số dân nói tiếng Anh lớn thứ 3 trên thế giới. ở đất nước này, người ta thờ tất cả các đạo giáo. Có thể nhìn thấy người Ấn giáo đi cạnh người Hồi giáo, Thiên chúa giáo, Phật giáo, người Sikhs…
Ở Ấn Độ, các sinh viên thường rất khó tìm được việc làm khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Vì vậy, tốt nhất là bạn không nên trông chờ quá nhiều vào nguồn thu nhập này. Thông thường ở các trường tại các thành phố lớn, điều kiện sinh hoạt khá hơn các nơi khác, vì có hệ thống ký túc xá riêng cho sinh viên nước ngoài. Các trường kỹ thuật có nhiều sinh viên nước ngoài cũng như vậy.
Ấn Độ là một trong những nơi đào tại hàng đầu thế giới về công nghệ thông tin.
Ấn Độ có môi trường thân thiện và nền văn hoá phù hợp với các nước Châu Á.
Các thành phố mà học sinh, sinh viên Việt Nam thường đến du học là New Delhi, Bangalore, Chennai, Coimbatore…
Ấn Độ có hệ thống 252 trường đại học đa dạng và có bề dày truyền thống với các ngành học Kỹ thuật và công nghệ, Khoa học vi tính, Công nghệ thông tin và Sinh học, Y nha khoa, Dược và trợ Y, Nông nghiệp thú y, công nghệ bơ sữa và nông nghiệp, Nghệ thuật, thương mại, khoa học và quản lý du lịch…
Ngành dược tại Ấn Độ rất phát triển, dược phẩm của Ấn Độ chiếm phần lớn thị phần tại Việt Nam
Các khoá học đại học thường bắt đầu vào tháng 6 và tháng 7, tháng 8 hàng năm và kết thúc vào tháng 3 và tháng 4, tháng 5 hàng năm.
Trong hệ thống giáo dục của Ấn Độ, sau giai đoạn 10+2 bao gồm 10 năm của bậc tiểu học và phổ thông cơ sở và 2 năm của bậc phổ thông trung học là giáo dục bậc đại học.
Cao đẳng: Một vài trường cao đẳng ở Ấn Độ có tổ chức các khóa học trong thời gian 3 năm bao gồm các môn học như kỹ thuật, công nghệ thông tin… . Các ứng viên học hết 10 năm phổ thông cơ sở đủ điều kiện để tha gia các khóa họmc này.
Đại học: Các khóa học đại học được phân ra các lớp như nghệ thuật, khoa học, quản lý, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, truyền thông … trong thời gian 3 năm. Các khóa học đại học khác cấp bằng chuyên nghiệp như kỹ sư (4-5 năm); y và nha khoa (4 năm rưỡi và 1 năm làm bác sĩ thực tập nội trú); dược (4 năm); ngoài ra, còn co khóa học dài hạn hơn tùy theo từng ngành học.
Sau đại học và tiến sĩ: Các khóa học sau đại học thuộc các ngành nghệ thuật và khoa học trong thời gian 2 năm; Y khoa trong thời gian 3 năm và công nghệ, kỹ thuật trong vòng 1 đến 1 năm rưỡi sẽ được cấp bằng cao học. Riêng nghiên cứu sinh tối thiểu là 3 năm và có thể lên 5 năm tùy theo từng cá nhân.
Các khóa học tiếng Anh: Những người muốn nâng cao trình độ tiếng Anh của mình trước khi tham gia vào khóa học chính thức, có thể đăng ký theo học các khóa học bổ sung tiếng Anh trước khi nhập học chính thức.
Theo Duhocando.